Luận văn: Vấn đề tiêu chuẩn chất lượng, môi trường và xã hội đối với hàng hoá xuất khẩu sang EU

Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị và một lần nữa khẳng định trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nhằm thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện chủ trường của Đảng, chúng ta cần phải tiếp tục tăng cường mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu | Giải pháp này được đưa ra dựa trên trường hợp điển hình về xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang EU bị vi phạm quy định về dư lượng kháng sinh của EU trong thời gian gần đây. Thời kỳ đầu chỉ có một số doanh nghiệp có lôhàng vi phạm, các doanh nghiệp này đã không báo cáo với Bộ Thuỷ sản để được giúp đỡ mà tự tìm cách giải quyết với đối tác EU, nhưng cuối cùng vẫn không thể giải quyết được (không lấy được tiền mà cũng không xin lại được hàng để xuất sang các thị trường khác). Cho đến khi số lô hàng thuỷ sản Việt Nam vi phạm quy định của EU nhiều hơn, Uỷ ban châu Âu đã chính thức thông báo cho Bộ Thuỷ sản về tình trạng này và kể từ tháng 9/2001, EU áp dụng biện pháp kiểm tra tăng cường đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam (kiểm tra 100% các lô hàng xuất khẩu, trong khi trước đây hàng thuỷ sản của ta chỉ bị EU kiểm tra xác suất 5%). Như vậy, hàng thuỷ sản xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp (gồm cả doanh nghiệp chưa có lô hàng bị vi phạm) đều bị kiểm tra 100%, gây bất lợi cho các doanh nghiệp và mất uy tín đồng loạt trên các thị trường xuất khẩu.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.