Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 5 - Nguyễn Văn Vũ An

Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 5 do Nguyễn Văn Vũ An biên soạn cung cấp cho các bạn những kiến thức về sự ra đời và nội dung của học thuyết kinh tế tiểu tư sản. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này. | KQHT 5. HỌC THUYẾT KINH TẾ TIỂU TƯ SẢN Giảng viên: Nguyễn Văn Vũ An Bộ môn Tài chính – Ngân hàng 1. Sự ra đời của Kinh tế chính trị tiểu tư sản Trong thời kỳ phong kiến, tư tưởng kinh tế của giai cấp tiểu tư sản ra đời, nhưng dưới CNTB nó mới trở thành một hệ thống bên cạnh các học thuyết khác 2. Jean Charles Léonard Simonde Sismondi Phê phán CNTB trên lập trường tiểu tư sản Ông nói: “ Kinh tế chính trị trước hết là khoa học về đạo đức, chỉ khi nào nó có chú ý đến tình cảm, nhu cầu và ý muốn của mọi người thì nó mới đạt được mục đích của nó” Ông phản đối tính ưu việt của tự do cạnh tranh. Ông cho rằng cạnh tranh có thể làm cho giá cả hàng hóa giảm thấp thật, nhưng nhiều nhà kinh doanh, nhất là những người sản xuất nhỏ bị phá sản 2. Jean Charles Léonard Simonde Sismondi Lý luận về giá trị Sismondi đã đứng trên lập trường học thuyệt giá trị lao động, ông lấy lao động để quy định giá trị hàng hóa Ông không đi xa hơn quan điểm của D. Ricardo, thậm chí còn có chỗ thụt lùi so với quan điểm nầy xét trên quan điểm lập trường của học thuyết giá trị lao động 2. Jean Charles Léonard Simonde Sismondi Lý luận về tiền tệ Sismondi cho rằng tiền chỉ là sản phẩm của lao động giống như các hàng hóa khác, tiền là thước đo chung của giá trị và đóng vai trò trung gian của việc trao đổi được dễ dàng hơn 2. Jean Charles Léonard Simonde Sismondi Lý luận về lợi nhuận, tiền lương và địa tô Về địa tô, Sismondi cũng coi đó là sự cướp bóc Về tiền công, Sismondi cũng theo quan điểm của A Smith coi tiền công phụ thuộc vào tích lũy tư bản, vào số lượng công nhân và quan hệ cung-cầu về lao động 3. Học thuyết kinh tế của Pierre Joseph Proudhon Quan điểm về sở hữu Ông nói “Quyền tư hữu chẳng qua là quyền ăn cướp” và cực lực đả kích chế độ tư hữu TBCN Ông đề nghị xóa bỏ chế độ tư hữu, nhưng giử lại tài sản cá nhân, nghĩa là xóa bỏ sở hữu lớn, nhưng giử lại sở hữu nhỏ của người sản xuất hàng hóa 3. Học thuyết kinh tế của Pierre Joseph Proudhon Lý luận về giá trị Trọng tâm lý luận giá trị của Proudhon là học thuyết về cái gọi là “giá trị cấu thành” hay “giá trị xác lập” Thực chất lý luận giá trị cấu thành là ở chổ ông muốn gạt bỏ mâu thuẩn giữa giá trị hàng hóa và tiền tệ Từ lý luận “giá trị cấu thành”, ông đi đến học thuyết về tín dụng 3. Học thuyết kinh tế của Pierre Joseph Proudhon Lý luận về lợi nhuận, lợi tức Ông coi lợi nhuận doanh nghiệp là hình thức đặc biệt của tiền công, còn lợi tức là cơ sở của sự bóc lột 3. Học thuyết kinh tế của Pierre Joseph Proudhon Thuyết vô chính phủ của Proudhon Nếu mọi người có thể tự mình cung cấp các phương tiện sản xuất thì xã hội sẽ không còn sự phân chia giai cấp nữa, chế độ bóc lột sẽ bị xóa bỏ, bộ máy cai trị sẽ trở nên vô ích và công lý sẽ thành hiện thực

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.