Bài giảng Sinh lý học - Bài 9: Sinh lý tuần hoàn

Tài liệu “Sinh lý tuần hoàn” thuộc bộ bài giảng “Sinh lý học ĐH Y Hà Nội” có kết cấu nội dung trình bày về: Sinh lý tim, sinh lý tuần hoàn động mạch, sinh lý tuần hoàn tĩnh mạch, sinh lý vi tuần hoàn, tuần hoàn địa phương. tài liệu để nắm được các đặc tính sinh lý của cơ tim; chu kỳ hoạt động của tim, những biểu hiện bên ngoài và cơ chế của chu kỳ tim; cơ chế điều hòa hoạt động tim. Và nhiều kiến thức chuyên môn khác. | BÀI 9. SINH LÝ TUẦN HOÀN Mục tiêu học tập: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được các đặc tính sinh lý của cơ tim. 2. Mô tả được chu kỳ hoạt động của tim, những biểu hiện bên ngoài và cơ chế của chu kỳ tim. 3. Trình bày được cơ chế điều hòa hoạt động tim 4. Trình bày được các đặc tính sinh lý của động mạch, các loại huyết áp động mạch, các yếu tố ảnh hưởng và các cơ chế điều hoà huyết áp động mạch. 5. Trình bày được chức năng của mao mạch và điều hòa tuần hoàn mao mạch. 6. Trình bày được các nguyên nhân của tuần hoàn tĩnh mạch. 7. Trình bày được các đặc điểm tuần hoàn vành, não, phổi. 8. Trình bày được nguyên tắc, ý nghĩa của một số kỹ thuật thăm dò chức năng tim thường dùng trên lâm sàng. Hệ thống tuần hoàn gồm tim và các mạch máu, có chức năng đảm bảo cho máu lưu thông liên tục để thực hiện các chức năng của mình. Nếu ngừng tuần hoàn thì tính mạng sẽ bị đe doạ, ngừng quá 4 phút thì tế bào não bị tổn thương không hồi phục. Hệ thống tuần hoàn gồm hai vòng là vòng đại tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn) và vòng tiểu tuần hoàn (vòng tuần hoàn nhỏ). Vòng đại tuần hoàn mang máu gồm oxy và các chất dinh dưỡng từ tim trái theo động mạch chủ đến các động mạch, rồi đến các mao mạch, cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho các tế bào ở mô. Máu từ các mao mạch ở mô tập trung lại thành máu tĩnh mạch, rồi theo các tĩnh mạch lớn dần đổ về tim phải. Vòng tiểu tuần hoàn mang máu tĩnh mạch từ tim phải theo động mạch phổi đến phổi nhận oxy và thải khí carbonic, chuyển thành máu động mạch, rồi theo bốn tĩnh mạch phổi về tim trái. Trong hệ thống tuần hoàn tim là động lực chính, hút máu từ tĩnh mạch về và bơm máu vào trong động mạch. Động mạch đưa máu từ tim đến mô. Tĩnh mạch dẫn máu từ mô về tim. Mao mạch là những mạch máu nhỏ nối giữa động mạch và tĩnh mạch, là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và mô. Mao mạch còn được gọi là vi tuần hoàn. 1. SINH LÝ TIM Tim có chức năng như một cái bơm, vừa hút vừa đẩy máu trong hệ thống tuần hoàn, nên tim là động lực

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.