Ebook Arduino cho người mới bắt đầu: Phần 2

Tiếp nối phần 1, phần 2 tiếp tục hướng dẫn bạn về Arduino. Tác giả xây dựng cuốn sách này với mục đích đóng góp 1 phần nhỏ những kiến thức của mình để cho những người mới bắt đầu tiếp cận với lập trình vi điều khiển thông qua nên tảng phát triển Arduino. sách. | Arduino cho người mới bắt đầu 105/188 Chuẩn giao tiếp truyền nhận dữ liệu SPI Chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về một chuẩn giao tiếp khá thông dụng trong truyền nhận dữ liệu, đó là chuẩn giao tiếp truyền nhận SPI. Điểm qua 1 số nội dung sẽ tìm hiểu ở chương này: • Giới thiệu về chuẩn SPI, lịch sử hình thành và nguyên lí hoạt động. • Một số ví dụ sử dụng SPI trong truyền, nhận dữ liệu như điều khiển LED matrix và đọc giá trị nhiệt độ, áp suất, độ cao bằng cảm biến BMP280 hiển thị giá trị lên màn hình OLED. 106/188 Giao thức SPI Giới thiệu Với tốc độ phát triển của công nghệ ngày nay thì việc truyền dữ liệu qua các chuẩn truyền I2C, UART chưa đáp ứng được đối với các dự án cần truyền dữ liệu với tốc độ cao, để đáp ứng điều đó hãng Motorola đã đề xuất ra chuẩn truyền SPI. SPI là chữ viết tắt của Serial Peripheral Interface, chuẩn giao tiếp nối tiếp đồng bộ tốc độ cao do hãng Motorola đề xuất được sử dụng cho truyền thông khoảng cách ngắn, chủ yếu là trong các hệ thống nhúng. Giao diện được Motorola phát triển vào giữa những năm 1980 và đã trở thành tiêu chuẩn trong thực tế. Các ứng dụng điển hình như Secure Digital cards (các loại thẻ nhớ SD ví dụ: miniSD, microSD cards) và liquid crystal displays (màn hình tinh thể lỏng). Đôi khi SPI còn được gọi là chuẩn truyền thông "4 dây" vì nó có 4 đường giao tiếp là SCK (Serial Clock), MISO (Master Input/Slave Output), MOSI (Master Output/Slave Input) và SS(Slave Select). • SCK (Serial Clock): Là đường xung giữ nhịp cho chuẩn SPI, là chân output từ master, do chuẩn SPI là giao tiếp đồng bộ nên phải cần dùng một đường giữ nhịp. Đây là sự khác biệt giữa truyền thông đồng bộ và truyền thông không đồng bộ như chuẩn giao tiếp UART. SCK giúp chuẩn SPI có tốc độ truyền/nhận dữ liệu cao và ít xảy ra lỗi trong quá trình truyền/nhận dữ liệu. • MISO (Master Input/Slave Output): Với master thì MISO là chân input và với slave là chân output, 2 chân MISO của master và slave nối trực tiếp với nhau. • MOSI (Master Output/Slave Input): Với

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.