Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lịch sử thế giới trung đại: Phần 2 - Nxb. Giáo dục

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Lịch sử thế giới trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ, mà niên đại đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ, ở Tây Âu là năm 476, năm đế quốc Tây Rôma diệt vong. Sự kiện đánh dấu kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thờ cận đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642. Mời bạn đọc tham khảo. | Nói chung những cuộc đấu tranh ấy còn nhỏ bé thường chưa vượt qua phạm vi những phường hội riêng lẻ. Song cũng đã xuất hiện những cuộc khởi nghĩa có quy mô tương đối lớn thu hút tất cả các loại dân nghèo thành thị bao gổm thợ bạn thợ thủ công phá sản người làm công nhật phu khuân vác người không có việc làm cố định V.V. đấu tranh không chỉ với chủ xưởng phường hội mà với tất cả tầng lớp giàu và có thế lực ở thành thị. Những cuộc khởi nghĩa ở Xienna năm 1371 và Phirenxê nãm 1378 ở Italia là những ví dụ tiêu biểu. 2. Ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến Sự ra đời thành thị là một biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu. Song thành thị với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hoá cũng đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến. Trước hết sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên. Trong cuộc sống hằng ngày cư dân thành thị cần phải có lương thực thực phẩm rau thịt hoa quả. . Trong việc sản xuất thủ công nghiệp thành thị cần phải có nguyên liệu nho lõng cừu . Tất cả những thứ đó thành thị đều dựa vào sự cung cấp của nông thôn do đó đã tạo nên mối liên hệ kinh tế chặt chẽ giữa nông thôn và thành thị lôi cuốn nhiều trang viên phong kiến vào việc sản xuất hàng hoá. Ví dụ Vào thế kỉ XIII nhiều trang viên ở Anh đã tập trung lực lượng vào việc sản xuất lông cừu. Vùng Buốcgôngđơ ở Pháp thì chuyên trồng nho để ép rượu. Như vậy nền kinh tế tự cấp tự túc trong từng phạm vi nhỏ hẹp đặc trưng cơ bản của nền kinh tê phong kiến phương Tây đã bắt đầu thay đổi. Thứ hai sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã góp phần rất quan trọng trong việc làm tan rã chế đô nông nô. Do hàng hoá ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường trong đó một phần do các thành thị sản xuất một phần chở từ phương Đông đến nhu cầu của giai cấp phong kiến cũng ngày càng tăng. Để có tiền mua các thứ hàng hoá đó các lãnh chúa đã dùng hình thức tô tién thay thê các loại tô lao dịch và tô sản phẩm. Do vậy đến thê kỉ XIII tô tiền ở châu .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.