Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội)

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Đề tài: Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập) và đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. | Vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay (qua thực tế ở Hà Nội) Đặng Thị Kim Anh Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Chuyên ngành: Triết học; Mã số: 60 22 80 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hiền Lương Năm bảo vệ: 2011 Abstract. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam hiện nay. Phân tích một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình - qua thực tế ở Hà Nội (sau khi sát nhập). Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay. Keywords. Triết học; Đạo đức kinh doanh; Đạo đức nghề nghiệp; Việt Nam Content. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh cũng đang được các học giả, những nhà kinh doanh, nhà quản lý, người tiêu dùng và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Người Mỹ đã sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của đạo đức đối với công việc kinh doanh. Họ đã bỏ ra khá nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu vấn đề này. Chỉ tính riêng trong năm 2000, theo Trung tâm vì một nền văn hoá kinh doanh có đạo đức, đã có tới 52 công trình nghiên cứu được xuất bản tại Mỹ viết về ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh tới thu nhập tài chính của các công ty. Trong đó, đa số các công trình nghiên cứu (33 công trình) cho rằng, công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các vấn đề như: đạo đức kinh doanh, văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công ty mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, những vấn đề này ít được nhắc tới. Đặc biệt, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như: quyền sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, thị trường chứng khoán, thị trường thương mại và vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Hiện nay, nền kinh tế đang chuyển sang vận .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.