Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Mối quan hệ biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi con người, là sự chuyển hóa hài hòa giữa riêng và chung, cá biệt và phổ biến. Cái chung đã được hòa tan, thẩm thấu và trở nên ổn định trong nét độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân hòa hợp của cả hai yếu tố: cá nhân và xã hội. . | BIỆN CHỨNG CÁ NHÂN - XÃ HỘI TRONG THỊ HIẾU THẨM MỸ VŨ THỊ THANH HOÀI Tóm tắt: Thị hiếu thẩm mỹ là khái niệm chỉ sở thích của con người trong lĩnh vực thẩm mỹ, bộc lộ năng lực lựa chọn, đánh giá của con người bằng cảm xúc trước các hiện tượng thẩm mỹ. Yếu tố cá nhân trong thị hiếu thẩm mỹ bộc lộ ở chỗ, sự lựa chọn đối tượng để cảm thụ, đánh giá hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích riêng của mỗi người. Thị hiếu thẩm mỹ luôn là sự bộc lộ cái tôi cá nhân và phơi bày cá tính. Mỗi chủ thể khi đánh giá thẩm mỹ lại đưa ra những cảm nhận ở mức độ khác nhau. Thị hiếu thẩm mỹ vừa mang dấu ấn cá nhân độc đáo riêng biệt, vừa ẩn chứa những quan niệm mang tính phổ biến trong một cộng đồng, xã hội, thời đại nhất định. Mối quan hệ biện chứng cá nhân - xã hội trong thị hiếu thẩm mỹ là mối quan hệ vừa cá nhân vừa xã hội trong mỗi con người, là sự chuyển hoá hài hoà giữa riêng và chung, cá biệt và phổ biến. Cái chung đã được hoà tan, thẩm thấu và trở nên ổn định trong nét độc đáo, riêng biệt của mỗi cá nhân. Cho nên, một thị hiếu thẩm mỹ đúng đắn, lành mạnh phải có sự hoà hợp của cả hai yếu tố: cá nhân và xã hội. Từ xưa, Lưu Hiệp - một học giả nổi tiếng của Trung Quốc - đã nhận thấy rằng: “Người hiểu biết văn học thường có cái thích riêng của mình cho nên không ai thấy được cái toàn diện. Chẳng hạn, những người tính tình khảng khái thấy những âm thanh hùng tráng thì liền vỗ tay. Những người hàm súc thấy những lời tinh tế chặt chẽ thì khoái trá. Những người trí tuệ nông cạn, thấy câu văn đẹp thì sướng mê. Những người thích cái lạ và mới, đối với những việc quái lạ thì sửng sốt. Cái gì hợp với ý thích của mình thì khen ngợi, không hợp thì vứt bỏ xem thường”(1). Tuy ông chỉ giới hạn trong việc cảm thụ văn chương nhưng cũng có thể coi đó là đặc điểm của sự cảm thụ thẩm mỹ nói chung. Còn ở Việt Nam, từ thế kỷ trước, trong những dòng đầu tiên bàn về mỹ học “Đẹp là gì?” - học giả Phạm Quỳnh đã đưa ra những nhận định sâu sắc: “ Mỹ cảm thường cho là riêng của từng người. Cùng một cảnh trí, cùng .