Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này sử dụng mô hình Bayesian Model Averaging (BMA) để nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2014. nội dung chi tiết. | DIỄN ĐÀN KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM ThS. NGUYỄN THỊ MỸ PHƯỢNG - Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh Bài viết này sử dụng mô hình Bayesian Model Averaging (BMA) để nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 01/2002 đến tháng 12/2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 8 yếu tố tác động đến khả năng khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam, gồm: chỉ số đổ vỡ khu vực ngân hàng, chênh lệch lãi suất trong nước so với nước ngoài, chỉ số giá chứng khoán tổng hợp, độ lệch tỷ giá thực, số nhân cung tiền M2, xuất khẩu, dự trữ ngoại hối và tiền gửi ngân hàng. T rên thế giới, các nghiên cứu về chủ đề khủng hoảng tiền tệ (KHTT) rất nhiều, tiêu biểu như các nghiên cứu của Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), Kaminsky và Reinhart (1999), Ari (2012), Crespo-Cuaresma và Slacik (2009). Tại Việt Nam từ sau 2008, chủ đề này đã bắt đầu được các nhà nghiên cứu chú trọng, tiêu biểu như nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng và Hà Quỳnh Hoa (2011), Pham Thi Hoang Anh (2015). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tại Việt Nam đều chưa sử dụng mô hình BMA trong việc xác định các yếu tố tác động đến khả năng KHTT. Nghiên cứu mang lại đóng góp mới về phương pháp tiếp cận cho chủ đề này tại Việt Nam. Cơ sở lý thuyết Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998) cho rằng KHTT là trạng thái mà ở đó một cuộc tấn công đầu cơ vào đồng nội tệ dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ và làm mất giá nhanh chóng đồng nội tệ. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới xác định các giai đoạn KHTT qua chỉ số áp lực thị trường ngoại hối (Exchange Market Pressure - EMP). Chỉ số EMP lần đầu được giới thiệu bởi Girton và Roper (1977) và được hoàn thiện qua nghiên cứu của Eichengreen, Rose và Wysplosz (1996). Chỉ số EMP là bình quân gia quyền của sự thay đổi tỷ giá hối đoái danh nghĩa (NER), lãi suất thực (r), dự trữ ngoại hối (res). Trong đó wr là trọng số tính cho thay đổi tương ứng của các chỉ tiêu i .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.