Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát huy vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Việc tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác quản trị của rủi ro, đảm bảo thực hiện các mục tiêu hoạt động, biến thách thức thành cơ hội trong kinh doanh. Mời các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua nội dung bài viết. | TÀI CHÍNH - Tháng 6/2016 PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ThS. NGUYỄN THỊ TUÂN, ThS. ĐẶNG THỊ DỊU - Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào xu thế toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều vận hội mới, song song với đó là những thách thức không nhỏ. Môi trường kinh doanh biến động, những yếu tố không chắc chắn là các mối đe dọa đến sự thành công, thậm chí sự sống còn của các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản trị rủi ro thông qua việc sử dụng một cách đơn lẻ hoặc kết hợp các công cụ kiểm soát và quản lý rủi ro. Việc tăng cường vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp sẽ trợ giúp đắc lực cho công tác quản trị của rủi ro, đảm bảo thực hiện các mục tiêu hoạt động, biến thách thức thành cơ hội trong kinh doanh. • Từ khóa: Doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kiểm toán nội bộ. Kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể, đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 hiệp định chống đánh thuế hai lần (Báo cáo của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế). Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á –ASEAN, Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác Á

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.