Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu của bài viết nghiên cứu sự tác động của yếu tố nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL và sử dụng phần mềm Eviews để xử lý số liệu trên cơ sở dữ liệu được thu thập qua các nguồn: Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành. . | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM PGS., TS. Nguyễn Ngọc Hùng - Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Mục tiêu của bài viết nghiên cứu sự tác động của yếu tố nguồn nhân lực lên tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân phối trễ tự hồi quy ARDL và sử dụng phần mềm Eviews để xử lý số liệu trên cơ sở dữ liệu được thu thập qua các nguồn: Tổng cục Thống kê, các báo cáo của Chính phủ, các bộ, ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số người trong độ tuổi lao động tăng lên không làm tăng trưởng GDP tăng lên mà còn kéo tốc độ tăng trưởng GDP xuống. Yếu tố tuổi thọ và yếu tố giáo dục có tác động thuận chiều lên tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cuối cùng bài viết đề xuất các khuyến nghị về nguồn nhân lực nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững. • Từ khóa: Nguồn nhân lực, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam, GDP T rong thời đại ngày nay khi vai trò của nguồn nhân lực đang ngày càng được thừa nhận là một yếu tố quan trọng bên cạnh vốn và công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh tế thì một trong những yêu cầu để hòa nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới là phải có được nguồn nhân lực có đủ sức đáp ứng những yêu cầu của trình độ phát triển của khu vực, thế giới. Vai trò của nguồn nhân lực đối với tăng trưởng kinh tế đã được ghi nhận trong các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh. Romer (1986), Lucas (1988), Squire (1993), Schultz (1999), Bassanini & Scarpetta (2001) đã xác định nguồn nhân lực trở thành yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Nghiên cứu này nhằm đóng góp bằng chứng thực nghiệm về tác động của nguồn nhân lực đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây Cơ sở lý thuyết Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng, năng lực, khả năng của mỗi cá nhân, của mỗi cộng đồng và toàn xã hội đã tạo ra sự phát triển cho xã hội được thể hiện qua các yếu tố như giáo dục, chuyên môn, kỹ năng lao động, mức sống, sức khỏe, tư tưởng tình cảm. Trong

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.