Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế: Phần 2

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

(NB)Nội dung phần 2 giáo trình "Bảo quản thuốc và dụng cụ y tế" của DS. Nguyễn Cảnh Toàn trình bày về kỹ thuật bảo quản cao su, chất dẻo, kỹ thuật bảo quản bông băng, gạc, chỉ khâu phẫu thuật, kỹ thuật bảo quản một số máy móc y cụ, chất hút ẩm và kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy. | DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN Nguyên nhân gây gỉ dụng cụ nhiều nhất là khâu diệt khuẩn. Sau khi mổ, dụng cụ được ngâm vào dung dịch phenol 5%, rửa sạch, lau khô. Dùng xăng hay dầu hoả tinh khiết lau lại để tẩy vết dầu mỡ rồi diệt khuẩn. Có nhiều phương pháp diệt khuẩn: 2.1. Phương pháp đốt Tẩm cồn vào bông và dụng cụ rồi đốt. Cách này đơn giản nhưng thép bị đốt nóng sẽ bị non và dễ cùn bộ phận nhọn sắc, lớp mạ dễ bong, mất độ bóng sáng và bị mờ ố. 2.2. Sấy ở 1600C - 1800C trong 3 - 4giờ Cách này dùng nhiều ở các bệnh viện. Nếu sấy lâu ngày thép bị non, lớp mạ dễ bị bong. Phương pháp này có ưu điểm là dụng cụ luôn khô. 2.3. Hấp hơi nước Cho dụng cụ vào nồi hấp ở áp suất cao, nhiệt độ 125 - 1300C. 2.4. Luộc bằng nước cất Ngâm chìm dụng cụ vào nước cất rồi luộc sôi. Nước cất phải cho thêm 1% NaCO3 để tăng nhiệt độ sôi và tạo pH kiềm nhẹ làm dụng cụ đỡ bị hỏng. Sau khi hấp hay luộc cần phải dùng ngay, nếu để lâu ẩm làm gỉ dụng cụ. Cách hấp và luộc đảm bảo diệt khuẩn tốt vì hơi nước và nước thấm sâu và truyền nhiệt được vào các khe kẽ dụng cụ, thép không bị non. BÀI 6: BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU - CHẤT DẺO MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu được các nguyên nhân chính gây hư hỏng dụng cụ cao su. 2. Nêu được đặc điểm chung và các nguyên nhân chính gây hư hỏng dụng cụ chất dẻo. 3. Trình bày được các biện pháp kỹ thuật chung bảo quản dụng cụ bằng cao su và chất dẻo. NỘI DUNG I. BẢO QUẢN DỤNG CỤ CAO SU 1. Nguồn gốc, đặc điểm chung của các dụng cụ làm bằng cao su 49 DS. NGUYỄN CẢNH TOÀN 1.1. Cao su thiên nhiên 1.1.1. Nguồn gốc cao su thiên nhiên + Tên khoa học: Hevea brasillensis. Euphorbiaceae. + Cây cao su mọc hoang ở các nước Nam Mỹ, được di thục về Việt Nam và các nước Đông Nam Á. + Mủ cao su chứa 60% nước, 30-40% latex, ít muối vô cơ và một ít chất nhũ hóa. + Mủ cao su khi mới chảy ra lỏng và trắng như sữa, sau khi tiếp xúc với không khí 1-3 giờ sẽ đặc lại. + Mủ cao su có độ đàn hồi lớn. 1.1.2. Cấu tạo phân tử cao su thiên nhiên: chất trùng hợp một loại hydrocarbon chưa no, đó là Isopren

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.