Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 16: Quy phạm pháp luật
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài giảng "Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 16: Quy phạm pháp luật" trình bày các kiến thức: Khái niệm quy phạm pháp luật, cấu trúc của quy phạm pháp luật, những cách thức thể hiện QPPL trong các điều luật,. . | QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG XVI 1. Khái niệm quy phạm pháp luật. 1.1. Đời sống xã hội và quy phạm xã hội. - Để tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành cộng đồng. - Việc phối hợp hoạt động của những cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa trên những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hoá cách xử sự của con người. Thứ nhất, hành vi của con người thường mang tính tái diễn, lặp đi, lặp lại trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, mà những điều kiện, hoàn cảnh của đời sống xã hội lại diễn ra theo quy luật. Vì thế, có thể biết và dự kiến trước được cách xử sự có thể có của con người khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó. * Sở dĩ có thể đưa ra những cách xử sự mẫu để điều chỉnh hành vi của con người là vì: Thứ hai, hành vi của những con người là kết quả của những hoạt động có lý trí và tự do ý chí, nghĩa là, họ nhận thức được việc mình làm và có thể điều khiển được hành vi của mình. Chính vì vậy, có thể đưa ra trước một cách xử sự mẫu để buộc mọi người khi ở vào những hoàn cảnh, điều kiện đã dự liệu đều phải chọn cách xử sự đó. Những quy tắc xử sự sử dụng nhiều lần trong đời sống xã hội được gọi là quy phạm. Quy phạm chia ra làm 2 loại: quy phạm kỹ thuật và quy phạm xã hội. - Quy phạm kỹ thuật là quy phạm dựa trên sự nhận thức về quy luật tự nhiên. - Quy phạm xã hội hình thành dựa trên sự nhận thức các quy luật vận động của xã hội. Mỗi quy phạm có các đặc điểm sau: - Quy phạm là khuôn mẫu của hành vi, cách xử sự. - Quy phạm hình thành dựa trên sự nhận thức các quy luật khách quan của sự vận động tự nhiên và xã hội. - Nội dung của các quy phạm phản ánh chức năng điều chỉnh hành vi, do đó có cấu trúc xác định. (Thông thường cấu trúc của nó bao gồm 3 bộ phận: thông tin về trật tự hoạt động; thông tin về các điều kiện hoạt động; thông tin về hậu quả của vi phạm quy tắc). 1.2. Khái niệm và đặc điểm của quy phạm pháp luật Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung QPPL do các cơ quan NN ban hành và đảm bảo thực hiện. QPPL là tiêu chuẩn để xác . | QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHƯƠNG XVI 1. Khái niệm quy phạm pháp luật. 1.1. Đời sống xã hội và quy phạm xã hội. - Để tồn tại và phát triển con người buộc phải liên kết với nhau thành cộng đồng. - Việc phối hợp hoạt động của những cá nhân riêng rẽ có thể được thực hiện dựa trên những mệnh lệnh cá biệt hoặc bằng cách mẫu hoá cách xử sự của con người. Thứ nhất, hành vi của con người thường mang tính tái diễn, lặp đi, lặp lại trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, mà những điều kiện, hoàn cảnh của đời sống xã hội lại diễn ra theo quy luật. Vì thế, có thể biết và dự kiến trước được cách xử sự có thể có của con người khi ở vào những điều kiện, hoàn cảnh đó. * Sở dĩ có thể đưa ra những cách xử sự mẫu để điều chỉnh hành vi của con người là vì: Thứ hai, hành vi của những con người là kết quả của những hoạt động có lý trí và tự do ý chí, nghĩa là, họ nhận thức được việc mình làm và có thể điều khiển được hành vi của mình. Chính vì vậy, có thể đưa ra trước một cách xử sự mẫu để buộc mọi người khi ở