Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội: Phần 1

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài giảng Điều kiện tự nhiên - Kinh tế - Xã hội: Phần 1 trình bày: Vị trí địa lý - Kinh tế - Nhân văn; Đặc điểm địa chất - Kiến tạo; Đặc điểm địa hình - Địa mạo; Đặc điểm thạch học - Vò phong hóa - Thổ nhưỡng; Đặc điểm thủy văn,. . | PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI Đây là phần thuyết minh tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội các khu vực miền núi tỉnh Hòa Bình. Các điều kiện này đóng vai trò quan trọng đến sự hình thành, phát sinh và phát triển các hiện tượng trượt lở đất đá và một số tai biến địa chất liên quan (lũ quét, xói lở bờ sông) trên địa bàn của tỉnh. Đặc điểm của các điều kiện được mô tả chủ yếu tổng hợp từ các kết quả công tác khảo sát thực địa đã điều tra đến năm 2013, và kết hợp sử dụng các tài liệu, số liệu được biên tập từ các công trình đã điều tra, nghiên cứu trước đây. I.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - KINH TẾ - NHÂN VĂN I.1.1. Vị trí địa lý Hòa Bình là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, nằm cách Hà Nội 73 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội – Hòa Bình - Sơn La. Tỉnh có diện tích khoảng 4.578,1 km2. Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, phía đông và đông bắc giáp thành phố Hà Nội, phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa (hình 1). Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính (1 thành phố, 10 huyện). I.1.2. Dân cư Tổng dân số toàn tỉnh 832.543 người, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3%; người Kinh chiếm 27,73%; người Thái chiếm 3,9%; người Dao chiếm 1,7%; người Tày chiếm 2,7%; người Mông chiếm 0,52%; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, còn có một số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác. I.1.3. Hoạt động kinh tế - xã hội Đồng bào các dân tộc chủ yếu sống bằng nghề nông. Quy mô sản xuất nhỏ, trồng lúa dọc theo các thung lũng hoặc trồng chè, cà phê, cây lương thực ở các triền đồi núi. Ngành công nghiệp phát triển tập trung ở thành phố và các vùng thị trấn. Hiện nay cơ cấu kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng GDP 14 của khu vực sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng GDP của khu vực sản xuất nông - .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.