Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Biểu hiện Protein HA/H7N9 Polymer dung hợp IgMFc trong cây thuốc lá (Nicotiana benthamiana) bằng phương pháp Agroinfiltration

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài viết này, kháng nguyên HA của virus cúm H7N9 dung hợp với đoạn Fc của IgM được biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá nicotiana. sp bằng phương pháp Agro-infiltration. Sự biểu hiện của protein được kiểm tra bằng lai miễn dịch. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 33, Số 1 (2017) 105-115 Biểu hiện Protein HA/H7N9 Polymer dung hợp IgMFc trong cây thuốc lá (Nicotiana benthamiana) bằng phương pháp Agroinfiltration Lê Thị Thủy, Lê Thu Ngọc, Hồ Thị Thương, Nguyễn Thu Giang, Phạm Bích Ngọc*, Chu Hoàng Hà Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 01 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 03 năm 2017 Tóm tăt: Virus cúm A/H7N9 gây bệnh trên người xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc năm 2013 và tiếp tục lây nhiễm đến nay với tỷ lệ tử vong 40%. Hemagglutinin (HA) là protein chính của vỏ virus cúm, chứa các epitope trung hòa virus, được xem như là mục tiêu hàng đầu dùng để thiết kế loại vắc xin tái tổ hợp chống lại sự xâm nhiễm của virus cúm A. Trong nghiên cứu này, kháng nguyên HA của virus cúm H7N9 dung hợp với đoạn Fc của IgM được biểu hiện tạm thời trên cây thuốc lá nicotiana. sp bằng phương pháp Agro-infiltration. Sự biểu hiện của protein được kiểm tra bằng lai miên dịch. Kết quả cho thấy, chúng tôi đã biểu hiện thành công protein (H7pII-IgMFc)3 trong cây thuốc lá N. benthamiana. Protein tái tổ hợp được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ion cố định kim loại (Immobilized metal ion chromatography- IMAC) và đánh giá hoạt tính sinh học bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu. Kết quả kiểm tra hoạt tính cho thấy (H7pII-IgMFc)3 gây ngưng kết hồng cầu với hiệu giá ngưng kết 32 HAU tương ứng với 0,31 µg protein tinh sạch. Kết quả này mở ra một hướng mới cho việc phát triển vắc xin chống virus cúm A/H7N9 trong tương lai. Từ khóa: Virus cúm A/H7N9, Hemagglutinin (HA), polymer dung hợp IgMFc, biểu hiện tạm thời, protein tái tổ hợp. 1. Mở đầu hiện và công bố tại Thượng Hải và An Huy, Trung Quốc vào ngày 31/03/2013 (WHO, 2013). Thống kê đến nay của WHO (báo cáo ngày 14/12/2016), thế giới ghi nhận tổng số 807 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) trên người, trong đó có 322 trường

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.