Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Bình an trong nhân gian: Phần 2 - NXB Thời đại

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phần 2 ebook gồm các chương: Phật pháp và giáo dục, gia đình đầm ấm và sự nghiệp thành công, phật hóa gia đình, phật pháp trong đời sống, sự tôn nghiêm của sinh tử. chi tiết nội dung tài liệu. | Chương 6 Phật pháp và giáo dục “Phật” có ý nghĩa là “giác ngộ”, và cũng có nghĩa là trí tuệ. Giáo dục trong Phật pháp bắt đầu từ lập trường và thái độ về trí tuệ để thúc đẩy công năng giáo dục cảm hóa của từ bi. Vậy “từ bi” là gì? “Từ” tức chỉ việc đem lại niềm vui cho người khác, còn “bi” chỉ cứu vớt đau khổ, khổ nạn của con người. Sau khi cứu thoát con người khỏi đau khổ, một mặt từ bi đem lại cho họ niềm hạnh phúc, một mặt mang tới cho họ môi trường yên vui. Trong cuộc đời này, đâu là nơi không còn đau khổ nữa? Có ai không muốn hưởng yên vui an nhàn không? Vì vậy, trên lập trường của Phật pháp, đối tượng giáo dục không có tiêu chuẩn đặc biệt. Trong bốn điều nhận thức chung của Pháp Cổ Sơn, thì điều chúng tôi đề xuất là: “giáo dục toàn diện, thực hiện quan tâm toàn diện”. Đây không chỉ là phương pháp giáo dục của Pháp Cổ Sơn, mà có thể nói đây là phương pháp giáo dục của Phật giáo. I. Giáo dục trong thời kỳ mang thai – cha mẹ cần phải làm gương Giáo dục trong thời kỳ người mẹ mang thai gọi là giáo dục dành cho thai nhi – thai giáo, vậy cần phải giáo dục như thế nào? Liệu có phải dùng ngôn ngữ để dạy không? Hay là dùng văn tự để dạy? Thực ra, ngay từ khi người mẹ vừa bắt đầu mang thai cần phải giáo dục bản thân mình ngay, cần tự dặn mình không được tức giận nóng nảy, không được kích động, không được tham lam, cáu gắt. Bởi nếu tâm trạng người mẹ không ổn định, có vấn đề thì đứa trẻ trong bụng sẽ chịu ảnh hưởng xấu từ chính những hành vi đó. Trong kinh Phật ta có thể thấy Đức Thích Ca Mâu Ni rất coi trọng việc giáo dục dành cho thai nhi, và ngài cũng tự miêu tả lại quá trình mình nằm trong bụng mẹ khi bà thai nghén. Bản gốc bộ Đại Tạng Kinh có cuốn Phật Bản Hạnh Tập Kinh giảng giải về việc quá trình Đức Thích Ca Mâu Ni đầu thai cho đến khi được sinh ra và sự giáo dục mẹ ngài dành cho ngài trong suốt thời kỳ bà mang thai. Trong kinh văn có ghi chép, trong quá trình mang thai, bà có linh cảm như có một vị Bồ-tát đang ở trong bụng mình, không hề có chút phiền não, .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.