Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của nano bạc lên khả năng tăng trưởng của cây Cúc trong hệ thống vi thủy canh
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết đánh giá tác động của nano bạc lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây Cúc nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh cũng như giảm được tỷ lệ vi sinh vật trong môi trường sau 2 tuần nuôi cấy cũng như gia tăng khả năng tăng trưởng ở giai đoạn vườn ươm. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 14(3): 461-471, 2016 TÁC ĐỘNG CỦA NANO BẠC LÊN KHẢ NĂNG TĂNG TRƯỞNG CỦA CÂY CÚC TRONG HỆ THỐNG VI THỦY CANH Hoàng Thanh Tùng1,2, Nguyễn Phúc Huy1, Nguyễn Bá Nam1, Vũ Quốc Luận1, Vũ Thị Hiền1, Trương Thị Bích Phượng2, Dương Tấn Nhựt1 1 Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Ngày nhận bài: 18.7.2016 Ngày nhận đăng: 20.9.2016 TÓM TẮT Nano bạc đƣợc chứng minh là có hiệu quả trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật, hạt nano có ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực đến sự tăng trƣởng của thực vật. Tác động của các hạt nano lên cây trồng phụ thuộc vào thành phần, hàm lƣợng, kích thƣớc, tính chất hóa học và vật lý của hạt nano cũng nhƣ các loài thực vật. Nghiên cứu này đánh giá tác động của hạt nano bạc lên vấn đề nhiễm khuẩn trong quá trình nuôi cấy, sự tăng trƣởng của cây nuôi cấy trong hệ thống vi thủy canh và thích nghi của cây trồng ở giai đoạn vƣờn ƣơm. Trong nghiên cứu này, bổ sung 7,5 ppm nano bạc vào môi trƣờng nuôi cấy vi thủy canh cho thấy gia tăng sự tăng trƣởng của cây Cúc là cao hơn so với các nồng độ khác sau 2 tuần nuôi cấy. Kết quả định danh và định lƣợng hàm lƣợng vi sinh vật trong môi trƣờng nuôi cấy vi thủy canh bằng 4 phƣơng pháp thử, trong đó định lƣợng cho vi khuẩn là phƣơng pháp Bergey, ISO 16266 và NHS-F15; định lƣợng cho nấm là phƣơng pháp ISO 21527-1. Tất cả các phƣơng pháp cho thấy ở nồng độ 7,5 ppm nano bạc thì làm giảm hàm lƣợng vi sinh vật của 8 loài vi khuẩn (Corynebacterium sp., Enterobacter sp., Arthrobacter sp., Agrobacterium sp., Xanthomonas sp., Pseudomonas sp., Micrococcus sp. và Bacillus sp.) và 3 loài nấm mốc (Aspergillus sp., Fusarium sp. và Alterneria sp.). Khi chuyển ra giai đoạn vƣờn ƣơm sau 4 tuần, cây Cúc cho tỷ lệ sống sót cao (100%) và sự tăng trƣởng tốt hơn so với các nghiệm thức khác thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu nhƣ chiều cao cây (13,3 cm), số lá/cây (14,67 lá), số rễ/cây (26,67 .