Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếp biến văn hóa Chăm Islam ở Việt Nam qua nghi lễ Kareh của người Chăm Awal một góc nhìn cấu trúc luận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Tiếp biến văn hóa Chăm Islam ở Việt Nam qua nghi lễ Kareh của người Chăm Awal một góc nhìn cấu trúc luận: Đi tìm những khác biệt và tương đồng trong sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Champa và Islam thông qua nghi lễ Kareh của người Chăm Awal,. . | Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 107 NGUYỄN NGỌC ÁNH* TIẾP BIẾN VĂN HÓA CHĂM - ISLAM Ở VIỆT NAM QUA NGHI LỄ KAREH CỦA NGƯỜI CHĂM AWAL - MỘT GÓC NHÌN CẤU TRÚC LUẬN Tóm tắt: Trong tiến trình lịch sử, người Chăm sớm tiếp nhận nhiều tôn giáo lớn như Bàlamôn, Phật giáo, Islam cùng với văn hóa từ nơi phát xuất chúng. Song, sự tiếp thu này chỉ trên tinh thần chọn lọc các yếu tố phù hợp với tôn giáo truyền thống của tộc người mình. Hệ quả là tộc người Chăm ngày nay có một nền văn hóa, tôn giáo phong phú với các yếu tố nội sinh, ngoại sinh luôn tồn tại song hành. Tôn giáo của Chăm (bao gồm Bàlamôn đã bản địa), khi tiếp xúc với Islam đã làm nảy sinh một loại hình tôn giáo mang tính dung hòa vô cùng độc đáo, đó là tôn giáo Bàni, còn gọi là Chăm Awal. Từ góc nhìn cấu trúc luận, bài viết đi tìm những khác biệt và tương đồng trong sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Champa và Islam thông qua nghi lễ Kareh của người Chăm Awal. Từ khóa: Awal, cấu trúc, Chăm, Islam, tiếp biến, Kareh. 1. Cấu trúc luận như là một phương pháp nghiên cứu “Giao lưu và tiếp biến văn hóa” là khái niệm của Văn hóa học để chỉ hiện tượng xảy ra khi những nhóm người (cộng đồng, dân tộc) có văn hóa khác nhau giao lưu tiếp xúc với nhau tạo nên sự biến đổi về văn hóa của một hoặc cả hai nhóm. Sự kết hợp giữa các yếu tố văn hóa “nội sinh” với “ngoại sinh” tạo nên sự phát triển văn hóa phong phú, đa dạng. Quá trình này luôn đặt mỗi dân tộc phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố “nội sinh” và “ngoại sinh”. Có thể nói, cấu trúc luận là một phương pháp luận rất tốt giúp nhà nghiên cứu quan sát, phân tích các hiện tượng có mối tương quan, cần sự so sánh, đối chiếu, như mối quan hệ giao lưu giữa hai nhóm văn hóa khác nhau. * Học viên Cao học, Khoa Nhân học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh 108 Nghiên cứ u Tôn giáo. Số 11 - 2015 Lý thuyết cấu trúc có nguồn gốc từ các công trình ngôn ngữ học của Ferdinand de Saussure và Roman Jakobson, được Claude Lévi-Strauss đưa vào nhân

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.