Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần độ hạt và khoáng vật trong trầm tích ven biển Bình Thuận

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết Thành phần độ hạt và khoáng vật trong trầm tích ven biển Bình Thuận trình bày: Thành phần độ hạt cùng với thành phần khoáng vật trong trầm tích ven biển là kết quả nhiều năm thành tạo của quá trình địa chất ở cả lục địa và biển ở vùng này, chúng là những thông tin quan trọng của môi trường địa chất nhằm hiểu quá trình động lực ở vùng này,. . | BÀI BÁO KHOA HỌC THÀNH PHẦN ĐỘ HẠT VÀ KHOÁNG VẬT TRONG TRẦM TÍCH VEN BIỂN BÌNH THUẬN Đặng Hoài Nhơn1, Đinh Văn Huy1, Nguyễn Ngọc Anh1, Đỗ Thị Thu Hương1 Tóm tắt: Ven biển Bình Thuận với cảnh quan độc đáo của cồn cát màu đỏ và các núi đá nhô ra phía biển đã thu hút nhiều hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng. Thành phần độ hạt cùng với thành phần khoáng vật trong trầm tích ven biển là kết quả nhiều năm thành tạo của quá trình địa chất ở cả lục địa và biển ở vùng này, chúng là những thông tin quan trọng của môi trường địa chất nhằm hiểu quá trình động lực ở vùng này. Trầm tích bở rời tầng mặt ven biển phân bố 3 loại là cát lớn, cát trung và cát nhỏ, trong đó cát trung loại phổ biến nhất. Thành phần khoáng vật trong trầm tích gồm thạch anh, aragonit, felspat,canxit, illit, clorit. Trầm tích có nguồn lục địa, nguồn chuyển tiếp và nguồn biển, trầm tích lục địa có hàm lượng thạch anh cao và hàm lượng canxit và aragonit thấp, nguồn chuyển tiếp có hàm lượng aragonit và canxit tăng cao dần lên và hàm lượng thạch anh thấp đi, nguồn biển với hàm lượng của canxit và aragonit cao và thạch anh thấp nhất. Từ khóa: Bình Thuận, trầm tích, khoáng vật 1. MỞ ĐẦU1 Bình Thuận là tỉnh có các cồn cát ven biển và nhiều điểm lộ đá gốc của các thành tạo magma và trầm tích có tuổi từ Meozoi tới Kainozoi. Đá magma có thành phần từ bazơ đến axít của các phức hệ Định Quán (Di–GDi–G/K1 đq), Đèo Cả (GSy–G/K đc), Ankroet (G/K2ak), Phan Rang (GP-RP-FP/E pr), Cù Mông (Gb/E cm), và phun trào bazan Neogen - Đệ Tứ (BN2-Q11). Các thành tạo đá trầm tích của hệ tầng Đắc Krong (J1s-tđk), La Ngà (J2 ln), Đèo Bảo Lộc (K1 đbl), Nha Trang (K nt), Đơn Dương (K2 đd), Liên Hương (N2 lh), Suối Tầm Bó (N2(?) stb), Tuy Phong (aQ11-2 tp), Mũi Né (mQ12 mn), Phan Thiết (mbQ12-3pt), trầm tích bở rời Đệ Tứ không phân chia với nhiều nguồn gốc khác nhau (Hoàng Phương, 2008). Cồn cát màu đỏ và thành tạo địa chất khác ở ven biển tạo nên nhiều cảnh quan đẹp có thể làm cơ sở đề xuất thành lập công viên địa chất ở quy mô quốc gia và

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.