Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá mức độ ô nhiễm N và P có trong nước sông Tô Lịch và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Có nhiều yếu tố gây ô nhiễm nước mặt và nước thải, trong đó có sự tập trung cao là hàm lượng chỉ tiêu Nitơ và Photpho sẽ gây ra sự phú dưỡng của nước (Eutrophication). Việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm Nitơ và Photpho phụ thuộc vào hàm lượng tổng Nitơ và Photpho trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá mức độ ô nhiễm N, P có trong nước sông Tô Lịch bằng cách chuyển tất cả các dạng P có trong mẫu phân tích về Octophotphat, xác định Octophotphat bằng phương pháp trắc quang. | Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 58, Kỳ 1 (2017) 61-67 61 Đánh giá mức độ ô nhiễm N và P có trong nước sông Tô Lịch và đề xuất một số biện pháp giảm thiểu Đào Đình Thuần * Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 15/10/2016 Chấp nhận 16/12/2016 Đăng online 28/02/2017 Có nhiều yếu tố gây ô nhiễm nước mặt và nước thải, trong đó có sự tập trung cao là hàm lượng chỉ tiêu Nitơ và Photpho sẽ gây ra sự phú dưỡng của nước (Eutrophication). Việc đánh giá chính xác mức độ ô nhiễm Nitơ và Photpho phụ thuộc vào hàm lượng tổng Nitơ và Photpho trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá mức độ ô nhiễm N, P có trong nước sông Tô Lịch bằng cách chuyển tất cả các dạng P có trong mẫu phân tích về Octophotphat, xác định Octophotphat bằng phương pháp trắc quang. Chuyển toàn bộ các dạng N và NH4+ bằng phương pháp Oxi hóa, tiến hành cất và hấp thụ NH3 trong bình chứa dung dịch axit, hàm lượng NH4+ thu được bằng phân tích trắc quang với thuốc thải (Nessler). Kết quả thu được trong 3 năm gần đây cho thấy hàm lượng N và P ở sông Tô Lịch cao hơn so với QCVN 14:2008 - BTNMTVN và khẳng định nước sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ khóa: Ô nhiễm Nitơ và Photpho Tô Lịch © 2017 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. 1. Đặt vấn đề Trong nước tự nhiên, nước mặt và nước ngầm vùng không bị ô nhiễm thì hàm lượng N, P khá nhỏ (<0,03mg/l)), các quá trình tự nhiên có thể tự làm sạch. Còn khi hàm lượng N, P cao thì các quá trình tự nhiên không thể làm sạch được. Khi đó các loại thực vật bậc thấp như rong, tảo phát triển rất mạnh. Nước có màu xanh, độ nhớt tăng lên gây tắc nghẽn dòng chảy. Mặt khác, khi hàm lượng N, P cao, các vi sinh vật (VSV) cũng phát triển rất mạnh, chúng tiêu thụ oxy hòa tan trong nước, làm cho chỉ số DO (oxi hòa tan) giảm. Do đó, *Tác giả liên hệ E-mail: daodinhthuan@humg.edu.vn các động vật thủy sinh cần oxy để sống như