Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Sông Đa Dâng là một trong những chi lưu nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước khu vực hạ lưu. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá và thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng bằng phương trình mất đất phổ dụng cải tiến (RUSLE - Revised Universal Soil Loss Equation) kết hợp công nghệ Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Các hệ số sử dụng trong phương trình RUSLE (R, K, LS, C và P) được tính toán bằng việc sử dụng các dữ liệu thu thập được từ trạm khí tượng, bản đồ địa hình, tài nguyên đất và ảnh viễn thám. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TẬP 20, SỐ M2-2017 47 Thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng, tỉnh Lâm Đồng Phạm Hùng, Võ Lê Phú, Lê Văn Trung Tóm tắt–Sông Đa Dâng là một trong những chi lưu nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước khu vực hạ lưu. Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá và thành lập bản đồ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Dâng bằng phương trình mất đất phổ dụng cải tiến (RUSLE - Revised Universal Soil Loss Equation) kết hợp công nghệ Viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS). Các hệ số sử dụng trong phương trình RUSLE (R, K, LS, C và P) được tính toán bằng việc sử dụng các dữ liệu thu thập được từ trạm khí tượng, bản đồ địa hình, tài nguyên đất và ảnh viễn thám. Ngoài ra, dữ liệu về hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) của 75 mẫu nước mặt tại 15 vị trí quan trắc thuộc lưu vực đã được thu thập trong giai đoạn 5 năm (2012 – 2016). Kết quả cho thấy 14,41% diện tích của lưu vực có mức xói mòn cao trên 10 tấn/ha/năm. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã cho thấy có mối quan hệ giữa việc sử dụng đất, sự phân bố không gian của xói mòn với hàm lượng TSS trong nguồn nước mặt của lưu vực sông Đa Dâng. Những kết quả này có ý nghĩa thực tiễn cho công tác hoạch định chính sách trong sử dụng đất, quản lý và bảo vệ đất và nước đối với vùng đồi núi có tính nhạy cảm như lưu vực sông Đa Dâng trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Từ khóa—GIS, RUSLE, Sông Đa Dâng, Xói mòn đất, Viễn thám. Bài nhận ngày 19 tháng 10 năm 2017, chấp nhận đăng ngày 29 tháng 11 năm 2017. Để hoàn thành nghiên cứu này, nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp.HCM đã hỗ trợ kinh phí trong khuôn khổ Đề tài TNCS-MTTN-2016-16. Các tác giả cũng chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng trong việc cung cấp các dữ liệu liên quan đến sử dụng đất, thổ nhưỡng, số liệu quan trắc chất lượng nước tại lưu vực sông Đa Dâng giai đoạn 2012 - 2016. Phạm Hùng, Sở Tài nguyên và Môi