Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh sản xuất tại chỗ đến sinh trưởng, phát triển của giống lúa CTA 88 tại tỉnh Lào Cai

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chế biến tại chỗ được tiến hành tại tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu bao gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1, sử dụng chế phẩm sinh học EMUNIV để xử lý rơm rạ, chất độn chuồng thành phân hữu cơ. Thí nghiệm 2, tác giả sử dụng phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ thí nghiệm 1 để nghiên cứu sự ảnh hưởng của chúng tới sinh trưởng, phát triển của giống lúa CTA 88. | Đặng Văn Minh và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 77(01): 29 - 33 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH SẢN XUẤT TẠI CHỖ ĐẾN SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG LÖA CTA 88 TẠI TỈNH LÀO CAI Đặng Văn Minh1*, Nguyễn Văn Tâm1, Lê Thị Thu2 1 Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên; Trạm Khuyến nông huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 2 TÓM TẮT Nghiên cứu sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh chế biến tại chỗ đƣợc tiến hành tại tỉnh Lào Cai. Nghiên cứu bao gồm hai thí nghiệm. Thí nghiệm 1, sử dụng chế phẩm sinh học EMUNIV để xử lý rơm rạ, chất độn chuồng thành phân hữu cơ. Thí nghiệm 2, tác giả sử dụng phân hữu cơ vi sinh đƣợc chế biến từ thí nghiệm 1 để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của chúng tới sinh trƣởng, phát triển của giống lúa CTA 88. Thí nghiệm gồm 7 công thức, sử dụng hai loại phân đƣợc chế biến từ rơm rạ và chất độn chuồng với các mức bón 3 tấn, 6 tấn, 9 tấn trên ha với mức nền 60N + 60P 2O5 + 50 K20. Hầu hết các công thức đƣợc bón thêm phân hữu cơ đều có năng suất cao hơn công thức đối chứng, đặc biệt là các công thức bón ở mức 9 tấn/ha. Từ khóa: Phân hữu cơ, lúa, vụ mùa, Coc San ĐẶT VẤN ĐỀ Thực trạng môi trƣờng nông thôn Việt Nam hiện nay đang có nhiều vấn đề tồn tại. Một trong những tồn tại đó là sự phát sinh rác thải sinh hoạt đặc biệt là các chất thải từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Đa số ngƣời nông dân thƣờng nghĩ rằng phế phụ phẩm nông nghiệp là rác thải và là thứ bỏ đi. Họ tìm cách loại bỏ nó hoặc tìm cách đốt bỏ các loại phế phụ phẩm sau khi thu hoạch nông nghiệp. Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng và lãng phí nguồn nguyên liệu phân bón vì đa số phế phụ phẩm nông nghiệp đều là các chất hữu cơ nên dễ dàng phân huỷ nếu có biện pháp xử lý hợp lý. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón hữu cơ cho lúa đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đƣợc với nông dân vùng xuôi, nhƣng vẫn chƣa đƣợc thực sự coi trọng ở nhiều địa phƣơng do nhận thức của ngƣời dân chƣa đầy đủ và thiếu nguồn phân bón hữu cơ (Nguyễn Văn Bộ, 2003). Để giải quyết các khó khăn trên, hiện nay có

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.