Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số giải pháp phát triển Nông lâm kết hợp tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nghiên cứu đã điều tra, phân tích, xác định khó khăn về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, vốn, chính sách, thị trường. Trong đó khó khăn nhất là thị trường và chế biến sản phẩm, hiểu biết của người dân về luật pháp, chính sách. Trên cơ sở đó đã đề xuất được các giải pháp có tính khả thi xuất phát từ các vấn đề phát hiện trong quá trình nghiên cứu đó chính là cơ sở giúp địa phương vận dụng chỉ đạo phát triển Nông Lâm kết hợp. | Lê Sỹ Trung Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 12 - 15 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN Lê Sỹ Trung* Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nông Lâm kết hợp tại huyện đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang tồn tại 19 mô hình Nông Lâm kết hợp (NLKH). Trong đánh giá ngƣời dân đã lựa chọn 6 dạng mô hình hiệu quả kinh tế cao, có khả năng nhân rộng và bảo vệ đất tốt đó là: Vùng cao 3 dạng mô hình (R-VAC-Rg); R-VC-Rg; VACRg). Vùng thấp 3 dạng mô hình (R-VAC-Rg; R-VC-Rg; R-VAC-O). Nghiên cứu đã điều tra, phân tích, xác định khó khăn về điều kiện tự nhiên, khoa học kỹ thuật, vốn, chính sách, thị trƣờng. Trong đó khó khăn nhất là thị trƣờng và chế biến sản phẩm, hiểu biết của ngƣời dân về luật pháp, chính sách. Trên cơ sở đó đã đề xuất đƣợc các giải pháp có tính khả thi xuất phát từ các vấn đề phát hiện trong quá trình nghiên cứu đó chính là cơ sở giúp địa phƣơng vận dụng chỉ đạo phát triển Nông Lâm kết hợp. Từ khoá: Nông Lâm kết hợp, hiệu quả, lựa chọn, giải pháp LÝ DO Đồng Hỷ -Thái Nguyên là một huyện trung du, miền núi, diện tích đất đồi núi chiếm tỷ lệ không nhỏ, trong những năm qua đã và đang tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phục vụ sản xuất góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống ngƣời dân quanh vùng. Những giống cây, con mới đƣợc đƣa vào xây dựng trong các mô hình sản xuất Nông Lâm nghiệp ngày một nhiều nhƣ các giống Ngô lai, Cam, Vải thiều, Nhãn lồng, Hồng nhân hậu, Keo lai, tre Bát độ, Trám [1] , để canh tác trong các mô hình Nông Lâm kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tận dụng đất đai, góp phần sử dụng đất bền vững. Tuy nhiên việc xác định, lựa chọn các giống cây trồng cũng nhƣ việc sử dụng đất đai của ngƣời dân địa phƣơng chủ yếu theo kinh nghiệm vì vậy năng suất cây trồng nhìn chung còn thấp, đôi khi cũng không mang lại hiệu quả kinh tế theo mong muốn gây lãng phí, xói mòn đất vẫn gia tăng. Để giúp ngƣời dân trong việc lựa chọn một số dạng mô hình NLKH tại địa phƣơng nhằm mang