Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Năng suất lao động của công ty thủy nông và đề xuất cách tính định biên

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội và thách thức cho việc tăng năng suất lao động ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025. | BÀI BÁO KHOA H C NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY THỦY NÔNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁCH TÍNH ĐỊNH BIÊN Nguyễn Trung Dũng1, 2 Tóm tắt: Năng suất lao động (NSLĐ) là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ quản lý và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp. Do đặc thù riêng nên mỗi ngành có NSLĐ đặc trưng. Trong nền kinh tế quốc dân, ngành nông lâm thủy sản có NSLĐ thấp nhất. NSLĐ của các công ty thủy nông chỉ đạt ở mức trung bình và dưới trung bình so với toàn nền kinh tế quốc dân, nhưng thuộc loại cao trong nhóm ngành nông lâm thủy sản. Trong mười năm qua do cơ chế chính sách về cấp bù thủy lợi phí mang tính bao cấp nên NSLĐ của công ty thủy nông chỉ ở mức thấp so với khả năng. Điều này thể hiện qua phân tích số liệu năm 2014-15 của 6 công ty thủy nông thuộc dự án VIAIP-WB7. Trong bài tác giả phân tích thực trạng, xác định cơ hội và thách thức cho việc tăng NSLĐ ở các công ty thủy nông. Tiếp đến là đề xuất cách tính định biên cho công ty thủy nông ở 3 vùng kinh tế cho đến năm 2025. Từ khoá: Năng suất lao động, định biên lao động, công ty thủy nông, công ty QLKT CTTL. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng nhất, thể hiện tính chất và trình độ tiến bộ của một tổ chức, một đơn vị sản xuất hay của một phương thức sản xuất. NSLĐ được quyết định bởi nhiều nhân tố như mức độ thành thạo của người lao động, trình độ phát triển khoa học và công nghệ, sự kết hợp xã hội của quá trình sản xuất, quy mô và tính hiệu quả của các tư liệu sản xuất, các điều kiện tự nhiên. NSLĐ xã hội là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đo tính hiệu quả sử dụng lao động của nền kinh tế. Theo Báo cáo năng suất Việt Nam 2015: "NSLĐ của Việt Nam còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực đang là yếu tố cản trở đáng ngại đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế, đặc biệt khi tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Nếu không có những nỗ lực đặc biệt trong nâng cao năng suất trong thập kỷ này và .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.