Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Trường nghĩa mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh dưới góc nhìn về yếu tố văn hóa
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết phân tích yếu tố văn hóa qua lớp từ vựng chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh: cách sử dụng từ ngữ chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh và góc nhìn về yếu tố văn hóa qua lớp từ vựng chỉ mùi vị trong phương ngữ Nghệ Tĩnh. Qua miêu tả phân tích cứ liệu từ vựng nhóm từ chỉ mùi vị mà tác giả lựa chọn có thể giúp ta thấy rõ hơn, sâu hơn những chỗ khác biệt trong ngữ nghĩa của từ địa phương Nghệ Tĩnh so với từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân và ẩn khuất đằng sau chúng là những nét sắc thái văn hoá cộng đồng ngôn ngữ người Nghệ Tĩnh. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 9, pp. 63-67 This paper is available online at http://naem.edu.vn TRƯỜNG NGHĨA MÙI VỊ TRONG PHƯƠNG NGỮ NGHỆ TĨNH DƯỚI GÓC NHÌN VỀ YẾU TỐ VĂN HÓA Hoàng Thị Ái Vân1 Tóm tắt. Chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, phương ngữ nói riêng theo hướng tiếp cận ngôn ngữ - văn hoá thực sự đã đưa đến một luồng sinh khí mới trong Việt ngữ học trong những năm gần đây. Cách tiếp cận này không những cho thấy các đặc điểm ngôn ngữ mà còn có thể rút ra được những nét sắc thái văn hoá ngôn ngữ liên quan đến người dùng. Từ khóa: Văn hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, ngữ nghĩa, trường nghĩa, mùi vị, giá trị, tích cực. 1. Đặt vấn đề Phương ngữ Nghệ Tĩnh (Nghệ An và Hà Tĩnh) vốn nằm trong từ vựng tiếng Việt. Ngoài một bộ phận từ vựng mang tính toàn dân, nó còn một bộ phận chỉ sử dụng trong phạm vi nhất định, chỉ có những người trong phạm vi sử dụng phương ngữ đó mới hiểu khi giao tiếp. Tuy nhiên, ở một số văn bản, phương ngữ vẫn được sử dụng nhằm làm nổi bật nét riêng về văn hoá truyền thống của địa phương đó. Nhìn chung, ở bất kì một trường từ vựng nào, mỗi địa phương đều có phương ngữ riêng. Chỉ tính về trường mùi vị, địa phương Nghệ Tĩnh cũng có một số phương ngữ riêng của nó. Đặc biệt, có một số từ ngữ chỉ được sử dụng trong phạm vi rất hẹp. Việc chỉ ra các đặc điểm, tính chất, các quan hệ như một logic tất yếu sẽ đi đến khái quát những nét đặc trưng văn hoá mà câu hỏi đặt ra: Những đặc điểm, tính chất được phản ánh vào từ vựng phương ngữ Nghệ Tĩnh và cách biểu đạt chúng phản ánh những đặc trưng gì của văn hoá Nghệ Tĩnh, của tính cách người dân xứ Nghệ. Dù biết là vậy, dù cũng sẽ đi theo định hướng như thế song đặt trong tương quan với những vấn đề khác mà tiểu mục cùng quan tâm, ở đây chúng tôi không thể khảo sát tất các nhóm từ trong phương ngữ Nghệ Tĩnh mà mới chỉ chọn một số nhóm từ xem đó như là những trường từ vựng ngữ nghĩa nằm trong số những trường từ vựng tiêu biểu đặc .