Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá tình trạng phản vệ ở khoa Cấp Cứu Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm đánh giá tình trạng phản vệ và xác định nguyên nhân gây phản vệ. Bài viết nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 87 bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ điều trị tại khoa Cấp Cứu bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ 01/01/2016 – 31/08/2016. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 7, số 2 - tháng 4/2017 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ Ở KHOA CẤP CỨU BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN Nguyến Đức Phúc , Trần Bá Biên, Nguyễn Hữu Tân Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An Tóm tắt Mục đích: Nghiên cứu nhằm đánh giá tình hình phản vệ ở khoa Cấp Cứu – Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa ( BV HNĐK) Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 87 bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ điều trị tại khoa Cấp Cứu – BV HNĐK Nghệ An từ 01/01/2016 – 31/08/2016. Kết quả: Kết quả cho thấy trong nhóm nghiên cứu tỷ lệ nam và nữ lần lượt là 31% và 69% - Tỷ lệ phản vệ là 0,31%. Biểu hiện ở da và niêm mạc hay gặp nhất (97,7%), tim mạch (75,9%), hô hấp (72,4%), tiêu hóa (41,4%) và thần kinh là ít nhất (27,6%). Có 4 trường hợp tử vong trong nghiên cứu (4,6%). Tỷ lệ sử dụng adrenalin là 82,8%, trong đó đường tiêm bắp dùng nhiều nhất (87,5%). Kết luận: Nguyên nhân gây phản vệ hay gặp là thuốc, thức ăn và nọc côn trùng. Từ khóa: phản vệ Abstract TO ASSESS THE ANAPHYLAXIS IN THE NGHE AN FRIENDSHIP GENERAL HOSPITAL’ EMERGENCY DEPARTMENT Nguyen Duc Phuc, Tran Ba Bien, Nguyen Huu Tan Nghe An Friendship General Hospital Aim: To assess the anaphylaxis in the Nghe An Friendship General Hospital’ Emergency Department during the period from 01/01/2016 to 31/08/2016. Materials and Methods: A cross-sectional descriptive study was performed on 87 patients who were diagnosed with anaphylaxis at the Nghe An Friendship General Hospital’s Emergency Department from 01/01/2016 to 31/08/2016. Results: Male and female rates were 31% and 69% respectively - the incidence of anaphylaxis was 0.31%. The most common symptoms are skin and mucosal manifestations (97.7%), cardiovascular (75.9%), respiratory (72.4%), gastrointestinal (41.4%), and neurological symptoms were the least (27.6%). There were 4 deaths in the study (4.6%). The use of adrenaline was 82.8% of cases, of which intramuscular use was the most .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.