Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghĩ về việc nghiên cứu văn học ở Sài Gòn - Nam Bộ

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu văn học ở Sài Gòn - Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ trung tâm của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong 40 năm qua (1975 - 2015). Mỗi giai đoạn hoạt động nghiên cứu văn học đều có những mối quan tâm và những thành quả nhất định. Mời các bạn tham khảo! | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9+10 (205+206) 2015 97 NGHĨ VỀ VIỆC NGHIÊN CỨU VĂN HỌC Ở SÀI GÒN - NAM BỘ NGUYỄN THỊ THANH XUÂN Nghiên cứu văn học ở Sài Gòn - Nam Bộ là một trong những nhiệm vụ trung tâm của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ trong 40 năm qua (1975 - 2015). Mỗi giai đoạn hoạt động nghiên cứu văn học đều có những mối quan tâm và những thành quả nhất định. Không đủ điều kiện để làm một cuộc tổng kết những thành quả 40 năm đó, bài viết chỉ xin được nói lên một số suy nghĩ mang tính cá nhân của một người đã có 21 năm được tham gia vào hoạt động của Viện, và đặc biệt chú ý đến văn học của Sài Gòn nói riêng và Nam Bộ nói chung. 1. Việt Nam của chúng ta có hai trung tâm văn học lớn là Hà Nội và Sài Gòn TPHCM. Thế nhưng so với Hà Nội, văn học của Sài Gòn đi vào lịch sử văn học không nhiều, đặc biệt là giai đoạn văn học cận hiện đại, kể từ 1865 đến 1975 (Đoàn Lê Giang, 2011)(1). Mặc dù tồn tại quan niệm rằng, lịch sử văn học là lịch sử của những đỉnh cao, nhưng chúng tôi cho rằng nghiên cứu các tiến trình vận động của văn học cũng cần phải xem xét đầy đủ các dấu hiệu nhỏ lẻ, các tác nhân ngoại vi, có dòng chủ lưu nhưng cũng có các nhánh rẽ bất ngờ ngoại lệ. Đứng trên quan điểm đó, có thể nói, thời nào văn học Sài Gòn - Nam Bộ cũng có nhiều hiện tượng và sự kiện quan trọng, có nhiều nhánh rẽ và ngoại lệ. Vào cuối thế kỷ XIX, trong cuộc va Nguyễn Thị Thanh Xuân. Phó Giáo sư tiến sĩ. Nguyên Giám đốc Trung tâm Văn học, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. Hiện công tác tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh. chạm đầu tiên của văn học Việt Nam với văn hóa phương Tây, thông qua chính sách của thực dân Pháp, Nam Bộ có hiện tượng văn học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), cùng với sự kiện ra đời báo chí (Gia Định báo, 1865; Thông loại khóa trình, 1888), và các thể loại văn học (du ký Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi của Trương Vĩnh Ký, 1876; tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam: Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, 1887) (Đoàn Lê .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.