Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kết quả bước đầu nghiên cứu sự phân bố loài vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler & Roos, 2010) tại khu bảo tồn Sao La Quảng Nam
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Nội dung bài viết trình bày kết quả bước nghiên cứu đầu nghiên cứu sự phân bố loài vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensi Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler & Roos, 2010) tại khu bảo tồn Sao La Quảng Nam | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ PHÂN BỐ LOÀI VƯỢN ĐEN MÁ HUNG TRUNG BỘ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler & Roos, 2010) TẠI KHU BẢO TỒN SAO LA QUẢNG NAM NGUYỄN VĂN THIỆN, VĂN NGỌC THỊNH Q ỹ n hiên nhiên h gi i WWF i i a LÊ VŨ KHÔI Trường i h Kh a h T nhiên ih Q gia i Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) là một loài vượn mới được xác định vị trí phân loại vào năm 2010 (Văn Ngọc Thịnh et al., 2010a, thuộc giống vượn mào đen Nomascus, họ Vượn Hylobatidae. Trước đây, Vượn đen má hung được xem là loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) vì chúng có nhiều đặc điểm hình thái ngoài giống nhau và chúng còn có âm tiếng hót giống với loài Vượn siki (Nomascus siki) (Konrad & Geissmann, 2006; Văn Ngọc Thịnh et al., 2010b; Văn Ngọc Thịnh et al., 2010c; Van Ngoc Thinh et al., 2010d). Dựa trên phân tích những khác nhau về âm học tiếng hót và gen, năm 2010, Văn Ngọc Thịnh et al., (2010a) đã mô tả và công bố đó là loài mới với tên gọi đầy đủ là Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis Van Ngoc Thinh, Mootnick, Vu Ngoc Thanh, Nadler, Roos, 2010) (hình 1). nh 1 ư n má hung trung b (Nomascus annamensis) ( nh: Tilo Nalder) rên i ư i) Đến nay, đã ghi nhận được, Vượn đen má hung trung bộ (Nomascus annamensis) phân bố ở Trung Bộ Việt Nam, Lào và Campuchia, vì thế có thể xem loài vượn này là loài đặc hữu Đông Dương (Rawson et al., 2011; Traehoklt et al., 2005.). 1623 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 Ở Việt Nam, N. annamensis phân bố từ phía Bắc sông Thạch Hãn (tỉnh Quảng Trị) khoảng 16°40'-16°50' N đến phía Nam sông Ba (tỉnh Gia Lai và Phú Yên) khoảng 13°00'-13°10' N (Rawson et al.,; Van Ngoc Thinh, 2010.). Hiện nay tại Việt Nam, quần thể Vượn đen má hung trung bộ (N. annamensis) đang bị suy giảm nghiêm trọng do bị săn bắt trái phép và mất môi trường sống. Vượn bị săn bắt vì mục đích thương mại như để làm vật .