Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tác động của phát triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Trong khuôn khổ bài báo này, sẽ trình bày các tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên. Đây là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”, | 35(2), 175-180 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013 TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC KHU VỰC TÂY NGUYÊN NGUYỄN LẬP DÂN1, NGÔ LÊ LONG2, NGÔ LÊ AN2, DƯƠNG QUỐC HUY3, CHU BÁ THI4 E-mail: phongtnnm@gmail.com 1 Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Thủy lợi 3 Viện Khoa học Thủy lợi 4 Ngân hàng Thế giới Ngày nhận bài: 5 - 4 - 2013 1. Mở đầu 2. Khái quát tài nguyên nước vùng Tây Nguyên Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, với tổng diện tích tự nhiên là 54640,6 km2. Tây Nguyên được coi là đầu nguồn của hầu hết các sông chảy ra Biển Đông thuộc ven biển Miền Trung, Đông Nam Bộ (Việt Nam) và hai tỉnh Rotanak Kiri và Mondul Kiri (Campuchia) là Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kone, Ba, Sê San, Srêpôk, Sê Kông và Đồng Nai. Trong đó, 4 sông: Đồng Nai, Srêpôk, Sêsan, Ba là các sông chính thuộc khu vực Tây Nguyên. Các sông này đều là sông liên quốc gia hoặc liên tỉnh. Do có địa hình thuận lợi nên Tây Nguyên có nguồn năng lượng thủy điện khá dồi dào, đứng thứ hai toàn quốc sau lưu vực sông Hồng. Hơn nữa, nhiều sông Tây Nguyên có sự chia sẻ nguồn nước cho các sông khác qua các nhà máy thủy điện, vì thế, những tác động bất lợi trên các sông Tây Nguyên đều có ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng và hiểm họa (nếu có) đến hạ lưu các sông [2]. Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả sẽ trình bày các tác động tích cực và tiêu cực của việc phát triển thủy điện đến tài nguyên nước khu vực Tây Nguyên. Đây là một phần kết quả của đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”, mã số TN3/T02, thuộc chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, mã số TN3/11-15. 2.1. Các đặc trưng hình thái của 4 sông thuộc Tây Nguyên (hình 1) 2.1.1. Sông Sêsan Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh chảy qua hầu hết tỉnh Kon Tum, một phần lớn tỉnh Gia Lai .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.