Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển sản xuất cà phê ở huyện A Lưới
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Trong bài viết này, tác giả nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất cà phê và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới trên 3 đối tượng chính: hộ, trang trại và Nông trường Cà phê A Lưới. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp PRA, phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin về tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010 PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ Ở HUYỆN A LƯỚI Phùng Thị Hồng Hà Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế TÓM TẮT Cà phê Catimo là loại cây trồng mới được phát triển ở A Lưới từ năm 2001 đến nay. Tốc độ phát triển cà phê khá nhanh, bình quân mỗi năm tăng 28,8% về diện tích và 33% về sản lượng. Hình thức tổ chức sản xuất cà phê ở đây khá đa dạng: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, trang trại và hộ gia đình nông dân. Tuy nhiên, việc tổ chức sản xuất vẫn còn nhiều vấn đề bất cập do cơ chế quản lý không phù hợp, trình độ kỹ thuật và thâm canh của người sản xuất còn nhiều hạn chế, năng suất, sản lượng cà phê biến động thất thường, thu nhập của người sản xuất không ổn định. Vì vậy, việc đánh giá khách quan sự phát triển sản xuất cà phê trong thời gian vừa qua, phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả đầu tư và sản xuất cà phê của các hình thức tổ chức sản xuất để có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết đối với sự phát triển bền vững cây cà phê ở huyện A Lưới trong thời gian tới. 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình phát triển sản xuất cà phê và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cà phê của huyện A Lưới trên 3 đối tượng chính: hộ, trang trại và Nông trường Cà phê A Lưới. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp PRA, phương pháp chuyên gia để thu thập các thông tin về tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện; Phương pháp hạch toán và phương pháp giá trị hiện tại để đánh giá hiệu quả sản xuất cà phê của các đối tượng nghiên cứu. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Tình hình phát triển cây cà phê trên địa bàn huyện A Lưới 2.1.1. Quy mô cơ cấu diện tích cà phê Cà phê đã có mặt ở huyện A Lưới từ những năm đầu thập niên 90. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát triển khi có sự có mặt của Nông trường Cà phê A Lưới. Trước năm 2001, tổng diện tích cà phê của toàn huyện là 30,8 ha, trong đó, chủ yếu là cà phê trang trại