Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Biểu tượng Tháp Chàm trong thơ Chăm đương đại
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Một trong những điểm làm nên nét độc đáo của thi ca Chăm đương đại là việc sử dụng một hệ thống biểu tượng phong phú, giàu bản sắc Chăm, trong đó nổi bật là biểu tượng Tháp Chămpa (Tháp Chàm). Đây là biểu tượng hoàn mỹ nhất của văn hóa Chăm, vừa thấm đẫm màu sắc tôn giáo tín ngưỡng Chăm, vừa là minh chứng cho lịch sử - nền văn minh Chăm, vừa giàu giá trị thẩm mỹ Chăm. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 80-84 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0063 BIỂU TƯỢNG THÁP CHÀM TRONG THƠ CHĂM ĐƯƠNG ĐẠI Trần Hoài Nam Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Một trong những điểm làm nên nét độc đáo của thi ca Chăm đương đại là việc sử dụng một hệ thống biểu tượng phong phú, giàu bản sắc Chăm, trong đó nổi bật là biểu tượng Tháp Chămpa (Tháp Chàm). Đây là biểu tượng hoàn mĩ nhất của văn hóa Chăm, vừa thấm đẫm màu sắc tôn giáo tín ngưỡng Chăm, vừa là minh chứng cho lịch sử - nền văn minh Chăm, vừa giàu giá trị thẩm mĩ Chăm. Từ khóa: Tháp Chàm, biểu tượng, Chămpa. 1. Mở đầu Trong hệ thống văn hóa vật thể Chăm, Tháp Chàm kết tinh mọi tinh hoa của văn minh Chàm. Trải qua những bước thăng trầm của cõi vô thường, tháp Chàm trở thành biểu tượng của dân tộc Chăm. Qua tháp, người ta có thể thấu nhận lịch sử, thấu nhận số phận dân tộc Chăm. Cất giấu số phận dân tộc Chăm, vẻ đẹp, sự linh thiêng của thánh địa huyền miên, tháp Chàm luôn là nỗi ám ảnh của mỗi thi nhân. Có thể khẳng định, không nhà thơ người Chăm đương đại nào không viết về niềm tự hào – Tháp Chàm – của dân tộc họ. Tuy nhiên, cũng như nền văn học của các dân tộc ít người khác, nền văn học Chăm đương đại mặc dù đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nhưng việc nghiên cứu tìm hiểu nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trong số gần 100 nhà thơ Chăm có tác phẩm đăng trên các số Tagalau (diễn đàn văn học Chăm đương đại) và Tuyển tập Văn học Chăm hiện đại (tập 1) [9], gần như chỉ duy nhất một người được quan tâm – nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà văn hóa Chăm Inrasara. Có rất nhiều luận văn, khóa luận, đề tài báo cáo khoa học, bài báo. . . viết về thơ Inrasara. Trong đó, vấn đề “Tháp Chàm” trong thơ ông thường được nhắc đến như một “hình ảnh” (luận văn Thơ Inrasara – Trần Xuân Quỳnh - Trường Đại học Đà Lạt, luận văn Inrasara – từ quan niệm đến phong cách – Trần Hoài Nam – Trường Đại học Sư phạm