Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thực trạng di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk và những vấn đề đặt ra

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung bài viết trình bày tình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. | CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc THỰC TRẠNG DI CƯ TỰ PHÁT CỦA NGƯỜI MÔNG Ở ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA* Võ Thị Mai Phương(1) - Hoàng Hữu Bình(2) Nguyễn Hồng Vĩ(3) - Hoàng Lệ Nhật(4) T rình trạng di cư tự phát của người Mông ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến nay đã và đang tác động, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái, văn hoá, trật tự an ninh xã hội ở Đắk Lắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung. Nguyên nhân chính khiến người Mông di cư là vì đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp do thiếu điều kiện sản xuất, thiếu đất canh tác, thiếu nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Trong khi đó, địa bàn Tây Nguyên nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có điều kiện sống thuận lợi hơn, đặc biệt đó là vùng đất đỏ ba zan màu mỡ, đất rộng, người thưa, tài nguyên rừng phong phú. Sự di cư tự phát của người Mông đã dẫn đến nhiều vấn đề nảy sinh, phức tạp, cụ thể: Di cư tự phát làm cho các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương bị đảo lộn; gia tăng nạn phá rừng làm rẫy, hủy hoại tài nguyên môi trường; làm cho tình hình an ninh, trật tự ở địa phương, kể cả nơi xuất cư và nhập cư thêm phức tạp, dễ tạo kẽ hở cho kẻ gian và những thế lực thù địch lợi dụng; Để giải quyết các vấn đề này Chính phủ đã có chủ trương giải quyết tình trạng dân di cư tự phát thể hiện trong các Chỉ thị số 660/TTg vào ngày 17-10-1995; Chỉ thị số 39/2004/CT TTg ngày 17 -11 -2004 và Quyết định số 193/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 - 8 – 2006. Từ khóa: Di cư tự phát; Di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Nguyên nhân di cư tự phát của người Mông ở Đắk Lắk; Những vấn đề đặt ra. Theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số của dân tộc Mông ở nước ta là 1.068.189 người. Họ cư trú chủ yếu trên vùng núi cao của các tỉnh phía Bắc: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An. Một số tỉnh của vùng này có .

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.