Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm: Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính - công vụ, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Việc đưa văn bản thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi tri thức. Trong bài viết này sẽ đi sâu vào rèn luyện kỹ năng viết bài văn thuyết minh cho học sinh lớp 8. | Sáng kiến kinh nghiệm: Luyện kỹ năng viết bài thuyết minh cho học sinh lớp 8 ĐỀ TÀI LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT BÀI THUYẾT MINH CHO HỌC SINH LỚP 8 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản lần đầu tiên được đưa vào chương trình tập làm văn THCS ở Việt Nam. Đây là loại văn bản thông dụng, có phạm vi sử dụng rất phổ biến trong đời sống. Văn bản thuyết minh là văn bản trình bày tính chất, cấu tạo, cách dùng, cùng lý do phát sinh, quy luật phát triển, biến hoá của sự vật nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách sử dụng cho con người. Văn bản thuyết minh được sử dụng rất rộng rãi, ngành nghề nào cũng cần đến. Ví dụ: Mua một cái ti vi, máy giặt, tủ lạnh. đều phải kèm theo bản thuyết minh để ta hiểu được tính năng, cấu tạo, cách sử dụng, cách bảo quản. Mua một hộp bánh, trên đó cũng có ghi xuất xứ, thành phần các chất làm nên bánh, ngày sản xuất, hạn sử dụng, trọng lượng tính. Đến danh lam thắng cảnh ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu lai lịch, sơ đồ thắng cảnh. Ra ngoài phố, ta bắt gặp các bảng quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Cẩm quyển sách, ở bìa sau có thể có lời giới thiệu tóm tắt nội dung. Trong sách giáo khoa có bài trình bày thí nghiệm hoặc trình bày sự kiện lịch sử, trình bày tiểu sử nhà văn, giới thiệu tác phẩm được trích. Tất cả đều là văn bản thuyết minh. Hai chữ “thuyết minh” ở đây bao hàm cả ý nghĩa giải thích, trình bày, giới thiệu cho được rõ hơn. Khác với các văn bản nghị luận, tự sự, miêu tả, biểu cảm, hành chính công vụ, văn bản thuyết minh chủ yếu trình bày tri thức một cách khách quan, giúp con người hiểu biết đặc trưng, tính chất của sự vật, hiện tượng và biết cách sử dụng chúng vào mục đích có lợi cho con người. Việc đưa văn bản 1 thuyết minh gắn liền với tư duy khoa học. Nó đòi hỏi chính xác, rạch ròi. Muốn làm được văn bản thuyết minh phải tiến hành điều tra, nghiên cứu học hỏi tri .