Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hiệu quả chăm sóc Căng-gu-ru ở trẻ sinh non
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Bài viết trình bày việc đánh giá hiệu quả cụ thể của PPK. Nâng cao năng lực thực hành điều dưỡng. Chỉ số nhịp tim tăng nhẹ sau khi chăm sóc PPK, không có trường hợp nào hạ nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh. Các chỉ số thân nhiệt đều tăng lần lượt trong 3 ngày chăm sóc, không có trường hợp nào bị hạ thân nhiệt. | Hiệu quả chăm sóc Căng-gu-ru ở trẻ sinh non Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 HIỆU QUẢ CHĂM SÓC CĂNG-GU-RU Ở TRẺ SINH NON Văng Phú Khanh*, Đặng Thị Hà** TÓM TẮT Mở đầu: Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) 2016, sinh non là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi do liên quan đến các biến chứng như ngạt sau khi sinh, suy hô hấp và nhiễm trùng sơ sinh. Trên thế giới, mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ sinh non (TSN), chiếm tỷ lệ 10%. Trong năm 2015, Việt Nam có khoảng một triệu trẻ tử vong do liên quan đến sinh non. Báo cáo của TCYTTG tại Việt Nam năm 2012 tỷ lệ TSN là 5‰ và xu hướng này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng. Thông thường, TSN còn sống gặp các vấn đề về sức khỏe như tàn tật, thiểu năng, khó khăn về nghe nhìn, khiếm khuyết về khả năng hô hấp, khó khăn về bú, dễ hạ thân nhiệt, mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào mức độ non tháng của trẻ. Một số nghiên cứu liên quan đến phương pháp Căng-gu-ru(PPK) đã thực hiện tại các đơn vị khác trong nước. Tuy nhiên, cho đến nay tại đơn vị chúng tôi vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả của phương pháp này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả cụ thể của PPK. Nâng cao năng lực thực hành điều dưỡng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu kiểm tra trước – sau không nhóm đối chứng trên 63 TSN.Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn có chủ đích cho đến khi đủ mẫu. Kết quả nghiên cứu: Từ kết quả phân tích, các chỉ số sinh hiệu đều thay đổi có ý nghĩa thống kê (p < 0,001) sau khi chăm sóc PPK. Cụ thể, chỉ số nhịp tim tăng 4 nhịp/phút, chỉ số thân nhiệt tăng 0,30C, tần số hô hấp giảm 2 nhịp, độ bão hòa oxy tăng nhẹ 1,4%. Kết luận: Chỉ số nhịp tim tăng nhẹ sau khi chăm sóc PPK, không có trường hợp nào hạ nhịp tim hoặc nhịp tim nhanh. Các chỉ số thân nhiệt đều tăng lần lượt trong 3 ngày chăm sóc, không có trường hợp nào bị hạ thân nhiệt. Tần số hô hấp của trẻ sau chăm sóc PPK có sự giảm nhẹ,