Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. | Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh Đề bài: Bình luận ý nghĩa bài thơ “Tự khuyên mình” của Hồ Chí Minh Bài làm Nhật kí trong tù là những trang viết chân thành và giàu cảm xúc của Bác kính yêu về những năm tháng “tê tái gông cùm” trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Đọc và học thơ Bác, mỗi chúng ta còn tìm được cho mình biết bao kinh nghiệm sống quý báu mà chính người đã đúc kết được từ bề dày hoạt động cách mạng cho dân, cho nước của mình. Tự khuyên mình là một trong những bài thơ như thế: Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân. Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. Thơ Bác cũng giản dị mà sâu sắc như chính con người Bác vậy. Người làm thơ để tự khuyên mình nên cũng chẳng cầu kỳ làm chi. Song giản dị mà vẫn thật giàu hình ảnh. Không trau chuốt, mĩ miều nhưng vẫn cứ lung linh hàm nghĩa, ý tứ thâm sâu. Câu thơ bắt đầu bằng một mệnh đề giả thiết ­ kết quả gợi lên trước mắt ta quy luật tuần hoàn của thiên nhiên: đông qua thì xuân tới: Ví không có cảnh đông tàn. Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân. Nếu “không có cảnh đông tàn” thì cảnh “huy hoàng ngày xuân” cũng chẳng thể nào có được. Nói chuyện tuần hoàn của thiên nhiên âu cũng là để dẫn dắt chuyện con người, chuyện cuộc đời đấy thôi: Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng. Nếu con người chịu đựng được, vượt qua được cái lạnh lẽo, rét buốt của mùa đông thì sẽ được đón nắng ấm của mùa xuân. Vì lẽ đó mà phải rèn luyện tinh thần, ý chí; nghị lực đế trụ vững giữa mùa đông. “Bước gian truân”, “tai ương” gặp phải là những thử thách đế rèn luyện làm cho “tinh thần thêm hăng”. Bài thơ đà thể hiện tinh thần lạc quan của Bác; của người chiến sĩ cách mạng trước những thử thách lớn lao trong cuộc đời cách mạng của mình. Và cũng chính từ đó, bài thơ đã thật sự là bài học bổ ích cho mỗi chúng ta: khó khăn, gian khổ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.