Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số khía cạnh kinh tế chính trị học trong phân bổ và chuyển giao giao ngân sách ở Việt Nam

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết chỉ ra những nhân tố tác động đến việc phân bổ ngân sách cho các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016 - thời kỳ hiệu lực của Luật Ngân sách năm 2002. Kết quả phân tích định lượng cho thấy các tiêu chí về hiệu quả và công bằng được quan tâm, nhưng các yếu tố về kinh tế chính trị học cũng có tác động. Mời các bạn tham khảo! | Một số khía cạnh kinh tế chính trị học trong phân bổ và chuyển giao giao ngân sách ở Việt Nam MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TRONG PHÂN BỔ VÀ CHUYỂN GIAO GIAO NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM Huỳnh Thế Du TÓM TẮT Bài viết chỉ ra những nhân tố tác động đến việc phân bổ ngân sách cho các địa phương ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016 - thời kỳ hiệu lực của Luật Ngân sách năm 2002. Kết quả phân tích định lượng cho thấy các tiêu chí về hiệu quả và công bằng được quan tâm, nhưng các yếu tố về kinh tế chính trị học cũng có tác động. Thứ nhất, công bằng được ưu tiên cao nhất với chi ngân sách/người tương quan dương rất mạnh (giải thích khoảng 70%) với tỷ lệ nghèo mà nó gắn với tỷ lệ dân tộc thiểu số, vùng bất lợi và khó khăn. Thứ hai, tiêu chí hiệu quả cũng quan trọng với chi ngân sách/người tương quan dương mạnh với thu ngân sách/người mà nó gắn liền với GRDP, tiệu thụ điện và thu nhập/người. Thứ ba, chi ngân sách/người tỷ lệ nghịch với khoảng cách từ các địa phương đến Thủ đô Hà Nội. Thêm vào đó, có sự khác biệt rất lớn trong phân bổ ngân sách giữa các vùng sau khi đã loại trừ phần giải thích của các nhân tố khác. Tổng thể, Đông nam Bộ được phân bổ ngân sách thấp hơn hẳn so với tất cả các vùng còn lại. Trong các địa phương thâm hụt ngân sách, đồng bằng Sông Cửu Long có mức chi ngân sách/người thấp hơn hẳn. Trong các địa phương có thặng dư ngân sách, Đà Nẵng, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc chi ngân sách/người cao hơn hẳn, nhưng những kết quả đạt được là khiêm tốn. Vùng Hà Nội được phân bổ ngân sách cao hơn hẳn vùng TPHCM cho dù những kết quả tổng thể và quy mô của vùng TPHCM lớn hơn đáng kể. Có hai hàm ý chính sách chính. Thứ nhất, Việt Nam cần giảm thiểu những nhân tố tác động đến phân bổ ngân sách mà nó tạo ra tâm lý cảm thấy không công bằng của các địa phương với lưu ý đặc biệt cho các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Thứ hai, Việt Nam cần tập trung nguồn lực cho các đô thị trung tâm vì đô thị hóa gắn với công nghiệp hóa là tiến trình

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.