Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bình luận về sự nôn nóng
Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG
Tải xuống
Sự nôn nóng, tính nôn nóng là điểm yếu của không ít người. Thường thì sau khi sự việc đã xảy ra không mang lại kết quả như mong muốn, hoặc thất bại, người ta mới nhận ra sự nôn nóng là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ. Nôn nóng nghĩa là sốt ruột, muốn được làm ngay việc chưa thể làm, muốn có ngay cái chưa thể có (Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê). | Bình luận về sự nôn nóng Đề bài: Bình luận về sự nôn nóng Bài làm Sự nôn nóng, tính nôn nóng là điểm yếu của không ít người. Thường thì sau khi sự việc đã xảy ra không mang lại kết quả như mong muốn, hoặc thất bại, người ta mới nhận ra sự nôn nóng là nguyên nhân gây ra sự đổ vỡ. Nôn nóng nghĩa là sốt ruột, muốn được làm ngay việc chưa thể làm, muốn có ngay cái chưa thể có (Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê). Muốn làm bất cứ công việc gì, từ việc nhỏ đến việc lớn, ta cũng cần có sự chuẩn bị, tính toán, phải cân nhắc thận trọng, không thể, không nên nông nổi, nông cạn, hời hợt, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động. Trước khi nói phải suy nghĩ, phải “Lựa lời mà nói mà nói cho vừa lòng nhau”. Mắc phải “vạ miệng” vì nôn nóng, bộp chộp, vội vã, vội vàng. Khi điều kiện chủ quan chưa đủ, điều kiện khách quan chưa có, nếu không biết bình tĩnh chờ đợi mà nôn nóng hành động, tất sẽ thất bại. Người xưa có nhắc: “Dục tốc tất bất đạt”, hoặc “Dục tốc bất thành đại sự“. Đó là bài học sâu sắc nhắc mỗi chúng ta không nên, không được nôn nóng. Lúa mới cấy đã nôn nóng “kéo lúa lên “ như anh thợ cày trong truyện ngụ ngôn thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Người mẹ sinh con cũng phải mang thai “chín tháng mười ngày”. Sĩ tử ngồi trong phòng thi, phải cẩn trọng suy nghĩ, đọc đi đọc lại đề bài, rồi mới hạ bút; nếu nôn nóng, nông nổi, vội vã thì làm văn dễ lạc đề, làm toán dễ sai; cái hậu quả đáng buồn sẽ xảy ra: “Thi không ăn ớt thế mà cay!” (Tú Xương). Vì nôn nóng hoàn thành công trình “để chào mừng.!”, mà có không ít chuyện đau lòng đã xảy ra, làm chết người, làm tốn của quốc gia như nhà đổ, cầu sập, đường sá mới làm xong đã hư hỏng. Đọc hồi kí của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta mới biết, từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”, bộ chỉ huy mặt trận đã thay đổi thành phương châm “đánh chắc, tiến chắc”. Quân ta đã “kéo pháo vào“ rồi lại “kéo pháo ra”, .