Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Modul THPT 01: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay; quy định về đạo đức nhà giáo. (Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo. | Modul THPT 01: Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay Modul THPT 01. Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay I. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay Sự bất lực về nghiệp vụ, thiếu phương pháp sư phạm đúng đắn trong khi áp lực công việc ngày càng lớn đã dẫn tới những hành vi bạo hành của một số giáo viên. Thời gian gần đây, báo chí phanh phui nhiều hành vi vi phạm đạo đức nghề giáo đã gióng lên một hồi chuông cảnh báo về tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều với nhiều thủ đoạn dã man. Bộ GD&ĐT đang tiếp tục triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo” thì thời gian vừa qua xuất hiện hàng loạt vụ việc giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo gây bất bình trong dư luận. Nào là, cô giáo “cho phép’ học sinh tát bạn, bắt học sinh quỳ, “dạy” học sinh bằng roi; thầy giáo xâm hại tình dục học sinh, Đặc biệt, mấy ngày qua dư luận lại xôn xao trước vụ việc một thầy giáo THPT ở Cà Mau đột nhập vào phòng Ban giám hiệu, lén mở máy tính đánh cắp đề thi học kì 1 để gạ tình nữ sinh. Ngay sau đó là vụ một giáo viên cấp THCS ở Bình Định dùng “chiêu” đổ nước vào miệng để phạt học sinh. Những vụ việc nghiêm trọng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây. Thời nào cũng vậy, người giáo viên luôn gánh trên mình trọng trách lớn lao, nhọc nhằn nhưng rất đỗi vinh quang, đó là trách nhiệm “trồng người”. Để hoàn thành trọng trách ấy, người giáo viên không chỉ cần có trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm mà hơn hết phải có cái “tâm” với nghề. Cái “tâm” với nghề nghiệp khiến mỗi giáo viên phải luôn ý thức được tầm quan trọng của việc thường xuyên trau dồi về mọi mặt, nhất là về phẩm chất đạo đức. Do đặc thù nghề nghiệp nên xã hội thường có cái nhìn “khắt khe” hơn đối với mỗi hành vi, ứng xử của người giáo viên

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.