Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Xâm nhập mặn và phát triển nông nghiệp ở đồng bằng Sông Cửu Long

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nội dung của bài viết này đề cập đến nguyên nhân, diễn biến và ảnh hưởng của xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến việc phát triển nông nghiệp của vùng. | XÂM NHẬP MẶN VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THẠC SĨ NGUYỄN HỮU THÀNH GV Khoa KT Hạ tầng Đô thị Điện thoại 0983.641223 Email nguyenthanh171@gmail.com TÓM TẮT Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng phát triển nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam và là vùng có đóng góp lớn vào an ninh lương thực của thế giới nhưng hàng năm vào mùa khô đều bị xâm nhập mặn với xu hướng ngày càng tăng. Nội dung của bài viết này đề cập đến nguyên nhân diễn biến và ảnh hưởng của xâm nhập mặn và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến việc phát triển nông nghiệp của vùng. I. GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ Đồng bằng Sông Cửu Long nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á là vùng đất trẻ tuổi về địa chất được hình thành do quá trình biển lùi và bồi tụ phù sa của sông Mê Kông. Vùng châu thổ này tiếp giáp cả hai mặt với Biển Đông và Biển Tây có mạng lưới sông rạch và kênh mương dày đặc kết hợp với hai vùng trũng lớn là vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười đã tạo cho Đồng bằng Sông Cửu Long thành một vùng đất ngập nước vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2013 tổng diện tích các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.572 km chiếm 13 diện tích cả nước nhưng đã đóng góp vào nền kinh tế cả nước 40 giá trị sản xuất nông nghiệp trên 50 sản lượng lúa 90 sản lượng gạo xuất khẩu 65 sản lượng thủy sản 70 sản lượng trái cây dẫn đầu trong các vùng về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp . ĐBSCL không chỉ đóng vai trò nồi cơm thúng gạo của quốc gia mà còn đóng góp lớn cho an ninh lương thực toàn cầu. Tính đến năm 2013 dân số vùng ĐBSCL là 17.478.900 người Tổng cụ Thống kê Việt Nam 2013 với mật độ trung bình khoảng 431 người km2 gấp 1 98 lần mật độ dân số trung bình của cả nước dân số nông thôn chiếm 75 47 . Dân số vùng ĐBSCL hiện nay đã gia tăng gấp đôi so với 30 năm trước và dự báo sẽ gia tăng thêm 30 50 vào năm 2050 MeKong River Commission 2004 . Một đặc điểm chung về địa lý lịch sử và tập .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.