Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá các nhân tố tác động đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của việc cổ phần hóa tới năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xem xét, so sánh ảnh hưởng các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, kết hợp phân tích theo cả cơ cấu kinh tế. | ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU C PHẦN HOÁ NCS. Nguyễn Ánh Tuyết Trường Đại học Thủy lợi Tóm tắt Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của việc cổ phần hóa tới năng suất nhân tố tổng hợp TFP của các doanh nghiệp nhà nước đồng thời xem xét so sánh ảnh hưởng các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất của các doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa kết hợp phân tích theo cả cơ cấu kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng kết hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon - Petrin để đo lường năng suất sau đó sử dụng năng suất làm biến phụ thuộc ước lượng tác động cuả các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Kết quả cho thấy TFP có xu hướng tăng sau khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa ảnh hưởng tích cực của mức trang bị tư bản và thu nhập trên đầu người tới năng suất còn nguồn vốn vay bên ngoài lại đang được sử dụng không có hiệu quả nên lại có tác động tiêu cực. Bên cạnh đó tác giả lại tìm thấy nếu phân rã ảnh hưởng theo từng ngành công nghiệp và dịch vụ thì mức trang bị vốn trên lao động đều có tác động tiêu cực đến TFP trước và sau CPH hàm ý việc sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước lãng phí không tập trung để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất. Từ khoá Năng suất TFP cổ phần hóa Levinshon-Petrin 1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích Phƣơng pháp bán tham số ƣớc lƣợng hàm sản xuất để ƣớc lƣợng năng suất TFP Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng cách kết hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon và Petrin 2003 để ước lượng năng suất TFP. Phương pháp ước lượng này phát triển từ kỹ thuật Olley- Pakes 1996 . Với phương pháp Olley-Pakes thì điều kiện kỹ thuật của nó là đòi hỏi đầu tư của các doanh nghiệp dương. Tiếp cận bán tham số thì cho phép sai số độ đo nhưng không cho phép khác nhau về công nghệ sản xuất giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. Khi Olley-Pakes sử dụng đầu tư để hiệu chỉnh tính đồng thời có thể làm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.