Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kiểm tra thế trọng trường Wo của mặt Geoid cục bộ Hòn Dấu trên cơ sở sử dụng 89 điểm độ cao hạng I

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài báo khoa học này đã tiến hành tính toán kiểm tra giá trị thế trọng trường W0 = 62636847.291 m2 .s-2 và giá trị độ cao H0 = 0.890 m của mặt geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt geoid toàn cầu dựa trên 89 điểm độ cao hạng I và mô hình địa hình động lực trung bình DTU10MDT quốc tế. Mời các bạn tham khảo! | Nghiên cứu ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA THẾ TRỌNG TRƯỜNG W0 CỦA MẶT GEOID CỤC BỘ HÒN DẤU TRÊN CƠ SỞ SỬ DỤNG 89 ĐIỂM ĐỘ CAO HẠNG I PGS. TSKH. HÀ MINH HOÀ 1 ThS. NGUYỄN THỊ THANH HƯƠNG 1 ThS. LƯƠNG THANH THẠCH 2 Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ 1 2 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Tóm tắt Bài báo khoa học này đã tiến hành tính toán kiểm tra giá trị thế trọng trường W0 62636847.291 m2.s-2 và giá trị độ cao H0 0.890 m của mặt geoid cục bộ Hòn Dấu so với mặt geoid toàn cầu dựa trên 89 điểm độ cao hạng I và mô hình địa hình động lực trung bình DTU10MDT quốc tế. Các kết quả kiểm tra một lần nữa xác định sự tin cậy của các giá trị nêu trên và làm cơ sở để sử dụng các giá trị này trong việc giải quyết các bài toán hiện đại của trắc địa vật lý ở nước ta. 1. Đặt vấn đề Thế trọng trường 62636856.00 m2.s-2 của mặt geoid toàn cầu sát nhất với mặt biển trung bình trên các biển và các đại dương thế giới được xác định nhờ các dữ liệu altimetry và được công bố trong tài liệu Bursa M. Kenyon S. Kouba J. Radj K. Vatrt V. Vojtiskov. Simek J. 2002 Bursa M. Kenyon S. Kouba J. Sima Z. Vatrt V. Vitek V. and Vojtiskova M. 2007 . Giá trị thế trọng trường này của mặt geoid toàn cầu đã được Tổ chức Dịch vụ quay Trái đất quốc tế IERS International Earth Rotation Service công nhận trong các Hiệp ước Conventions 2004 và 2010 Dennis D. McCarthy Gerard Petit. 2004 Petit G. Luzum B. 2010 và được sử dụng để xây dựng mô hình trọng trường Trái đất EGM2008 M. Kenyon S. Kouba J. Sima Z. Vatrt V. Vitek V. and Vojtiskova M. 2007 . Đối với mọi điểm M bất kỳ trên bề mặt Trái đất dựa trên quan hệ Hà Minh Hòa 2007 1 ở đây - độ cao chuẩn toàn cầu của điểm M được xác định trong hệ triều 0 và tương ứng với mặt geoid toàn cầu thêm vào đó còn - độ cao trắc địa của điểm M được xác định từ các kết quả xử lý các dữ liệu GPS trong ITRF tương ứng với ellipsoid WGS84 quốc tế và được chuyển về hệ triều 0 - dị thường độ cao toàn cầu của điểm M được xác định từ mô hình EGM2008 và được chuyển về hệ triều 0 - độ cao chuẩn .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.