Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hướng đến hệ thống nông thực phẩm bền vững mô hình nào thay thế cho tăng trưởng thuần GDP

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Bài viết này sẽ đề cập đến tất cả các vấn đề nói trên theo một cách tiếp cận mới, là tiếp cận theo hệ thống nông thực phẩm. Trong cách tiếp cận này, khu vực nông nghiệp được đưa vào một khung quan sát rộng hơn, nơi nó chỉ là một cấu thành của thị trường nông thực phẩm. Bài viết tổng hợp các mảng vấn đề khác nhau của thị trường này, sau đó thảo luận hướng giải quyết tổng thể. | HƯỚNG ĐẾN HỆ THỐNG NÔNG THỰC PHẨM BỀN VỮNG MÔ HÌNH NÀO THAY THẾ CHO TĂNG TRƯỞNG THUẦN GDP Towards a sustainable agriculture-food system Which model is an alternative to pure GDP growth PHẠM HẢI VŨ Tóm tắt Nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước thách thức kép đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững. Giống nhiều quốc gia khác mô hình Việt Nam sử dụng là để thị trường tự điều tiết giữa cung và cầu lương thực. Người nông dân tham gia thị trường trên cơ sở tìm lợi ích kinh tế cá nhân từ góc nhìn xã hội là tìm kiếm tăng trưởng GDP thuần túy. Kể từ đổi mới mô hình này đã giải quyết được bài toán an ninh lương thực. Tuy nhiên phát triển ở quy mô lớn lại gây ảnh hưởng xấu lên môi trường và góp phần gây biến đổi khí hậu. Đối mặt với vấn đề này mục tiêu trước mắt của nông nghiệp Việt Nam là thích ứng đảm bảo sinh kế người dân. Nhưng ở trung và dài hạn cần phải có thêm mục tiêu giảm lượng khí thải nhà kính và bảo tồn hệ sinh thái. Đây là những điều mà thị trường tự thân không thể tự thân khắc phục. Cụ thể thị trường không phân bổ nguồn lực để lĩnh vực tư nhân sản xuất những hàng hóa công ích như môi trường vì chúng không có mức sinh lời thỏa đáng. Khoa học kinh tế gọi đây là các trường hợp khiếm khuyết hay thất bại của thị trường. Hướng đến một hệ thống nông thực phẩm bền vững Việt Nam cần đặt lại vai trò của nhà nước trong việc điều tiết và định hướng nông nghiệp. Nếu được định hướng thông minh nông nghiệp sẽ là giải pháp cho biến đổi khí hậu và ổn định môi trường. Cây trồng chính là cỗ máy lưu trữ carbon hiệu quả nhất và rẻ tiền nhất mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho con người. Bài học từ các quốc gia phát triển cho thấy với thị trường nông thực phẩm cần sử dụng cả hai bàn tay bàn tay vô hình của thị trường và bàn tay hữu hình của nhà nước để đầu tư cho hàng hóa công. Đưa hỗ trợ tài chính đến người nông dân chính là một hình thức đầu tư công mà các quốc gia phát triển để biến nông nghiệp thành chìa khóa giải pháp. Từ khóa Hệ thống thực phẩm tăng trưởng bền vững .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.