Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bí quyết đương đầu với rủi ro

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Tăng trưởng thường hấp dẫn các doanh nghiệp đến nỗi họ chỉ mải mê bàn cách khai thác mà không ngờ tới đằng sau nó còn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Để tăng trưởng đủ mạnh và lâu dài, doanh nghiệp cần tìm cách đương đầu với rủi ro. Theo các chuyên gia, khi đứng trước mức độ tăng trưởng quá nhanh, doanh nghiệp phải biết kiểm soát tài chính. Bởi lợi nhuận có thể đạt mức yêu cầu, nhưng nếu không quản lý tốt vốn lưu động, họ có thể đối mặt với "tiền ra như suối, tiền vào nhỏ | Bí quyết đương đầu với rủi ro Tăng trưởng thường hấp dẫn các doanh nghiệp đến nỗi họ chỉ mải mê bàn cách khai thác mà không ngờ tới đằng sau nó còn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy. Để tăng trưởng đủ mạnh và lâu dài, doanh nghiệp cần tìm cách đương đầu với rủi ro. Theo các chuyên gia, khi đứng trước mức độ tăng trưởng quá nhanh, doanh nghiệp phải biết kiểm soát tài chính. Bởi lợi nhuận có thể đạt mức yêu cầu, nhưng nếu không quản lý tốt vốn lưu động, họ có thể đối mặt với "tiền ra như suối, tiền vào nhỏ giọt". Điều này có thể dẫn đến hậu quả, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán những món nợ ngắn hạn. Thời kỳ đầu của tăng trưởng bao giờ cũng đi kèm với yếu tố bất ổn, nên doanh nghiệp rất dễ mất những mối quan hệ quan trọng. Thậm chí, khách hàng có thể bực mình vì không được chăm sóc đúng mức còn nhà cung ứng vật tư thì giận giữ vì chậm thanh toán hóa đơn. Do vậy, mục tiêu của tăng trưởng không được truyền đạt thông suốt trong toàn doanh nghiệp, khiến cho người lao động có tâm lý "tại sao mình phải è cổ làm để túi tiền của ông chủ nặng thêm?". Có thể nhân lực chưa được chuẩn bị kỹ để chấp nhận rủi ro và chịu thay đổi. Ví dụ, khi doanh nghiệp tăng trưởng quá nhanh, một trong những giải pháp tình thế là thuê mướn thêm người tài từ bên ngoài. Nhưng những nhân viên mới có thể ít có thời gian để làm quen với văn hóa doanh nghiệp nên không hòa đồng, không làm việc theo nhóm. Doanh nghiệp có thể mở rộng quá nhiều mảng trong khi năng lực quản lý và sản xuất nội bộ không theo kịp. Nguy nhất là khi doanh nghiệp quá tự tin, nghĩ rằng mình làm được mọi thứ. Tốt hơn là nên thuê bên ngoài làm những việc không phải là sở trường, hoặc nói theo ngôn ngữ chuyên môn là năng lực căn bản của mình. Khi đó, rủi ro cần được quản lý tốt chính là chất lượng sản phẩm. Một nguy cơ khác là doanh nghiệp say sưa với thắng lợi mới, và không biết điểm dừng. Cần phải biết đặt câu hỏi quy mô doanh nghiệp thế nào là tối ưu. Đôi khi chính thành công lại là "đòn hồi mã thương" nếu doanh nghiệp không biết lượng sức. Thành công của doanh nghiệp làm cho chính thị trường thay đổi: khách hàng đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn; nhiều đối thủ mới nhảy vào cạnh tranh với doanh nghiệp. Do đó, chiến lược tăng trưởng cũng phải linh hoạt, có khả năng thích ứng, biến đổi phù hợp theo thực tế.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.