Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài: Sản xuất hàng hoá thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, nhiều, tốt, rẻ (không kể mặt tiêu cực). Dùng lý luận kinh tế để giải thích.Lấy thực tế Việt Nam minh chứng

Không đóng trình duyệt đến khi xuất hiện nút TẢI XUỐNG

Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối. | Nhìn lại chặng đường 20 năm đổi mới của đất nước ta trong thời gian qua có thể thấy rằng nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc sâu rộng về mọi mặt. Từ một nền kinh tế còn nghèo nàn chúng ta đã nhanh chóng vươn lên thành một nền kinh tế năng động với tốc độ phát triển thường xuyên trên 8 %. Sự đa dạng hoá ngành nghề, đa lĩnh vực, với các mặt hàng, sản phẩm có tính cạnh tranh cao Và ở đó có thể kể đến những đóng góp không nhỏ từ sự đổi mới kinh tế từ một nền sản xuất thủ công lạc hậu lên một nền sản xuất hàng hoá tiến bộ. Với những chính sách phát triển phù hợp có thể nói chúng ta ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Chúng ta có thể khẳng định đựơc sức mạnh của hàng hoá nước ta với tính cạnh tranh cao, chất lượng sản phẩm ngày càng được phát huy và đựơc bạn bè nhiều nước biết đến. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc phát huy hơn nữa thế mạnh của sản phẩm hàng hoá là rất cần thiết. Chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để cạnh tranh , học hỏi và mở rộng thị trường để tiếp tục phát triển kinh tế đất nước. Với mỗi chúng ta để có thể góp phần xây dựng kinh tế đất nước thì trong mỗi con người chúng ta phải có được sự thay đổi về mọi mặt nhất là trong suy nghĩ và hành động, chúng ta cần tập trung hơn vào học hành nghiên cứu hoặc đi tìm hiểu thực tế để bổ sung thêm cho mình những kiến thức về kinh tế và xã hội để làm công cụ phục vụ cho chúng ta sau khi ra trường. Trong suy nghĩ chúng ta cần bỏ bớt kiểu suy nghĩ theo lối mòn cũ, không nên suy nghĩ là học hành không giúp được gì cho mình trong cuộc sống sau này cả, và tất cả các kiến thức trong sách vở chỉ là những kiến thức suông không có ứng dụng gì trong thực tế, mà chúng ta nên biết rằng những kiến thức trong sách vở hết sức quan trọng đối với chúng ta, khi chúng ta sinh ra đầu óc chúng ta như một tờ giấy trắng và những kiến thức đầu đời chúng ta học được là từ bố mẹ và những người xung quanh nhưng đây chỉ là những kiến thức về cuộc sống về một xã hội thu nhỏ xung quanh chúng ta. Nhưng khi chúng ta lớn lên thì nhu cầu tìm hiêu thế giới bên ngoài của chúng ta ngày càng nhiều và sách vở chính là cầu nối của chúng ta với thế giới, sách vở là cầu nối của ta với lịch sử với tri thức của nền văn minh nhân loại suốt hàng ngàn năm qua, nó trang bị cho chúng ta những kiến thức cần thiết để giúp chúng ta ít bỡ ngỡ hơn khi bước ra xã hội bằng chính đôi chân của mình. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đã gia nhập WTO thì những biến đổi trong nền kinh tế của chúng ta sẽ rất lớn và kèm theo đó là những biến đổi về xã hội. Nếu không chịu khó học tập nghiên cứu thì chúng ta sẽ ngày càng bị lạc hậu đi so với các nước khác chính vì vậy trong giai đoạn hiện nay đối với chúng ta nên xác định học tập là ưu tiên hàng đầu và hi vọng là trong một tương lai không xa chúng ta có thể đưa đất nước phát triển lên một tầm cao mới.

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.