Xuân Diệu làm thơ rất sớm và thơ ông đã gây nên một tiếng vang lớn trong phong trào Thơ mới. Sau khi tập Thơ thơ ra đời vào năm 1938 (Nhà xuất bản Đời nay, Hà Nội) thì vị trí hàng đầu của Xuân Diệu trong làng thơ bấy giờ mặc nhiên được công nhận. Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Xuân Diệu chẳng những diễn đạt được cái tinh vi cố hữu của nòi giống... thơ Xuân Diệu cồn là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời... Khi vui cũng như khi buồn người đều nồng nàn, tha thiết... Sự bồng bột của Xuân Diệu có lè đã phát biểu ra một cách đầy đủ hơn cả trong những rung động tinh vi... Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới..." (Thi nhân Việt Nam - Nhà xuất bản Văn học, tái bản năm 1988).
Thơ thơ là tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ tiêu biểu hay vào bậc nhất của Xuân Diệu. Bài thơ Đây mùa thu tới trích trong đó.
Mùa thu xưa nay đã làm xao động biết bao trái tim và đã hiện thành vô vàn lời thơ trong văn chương nhân loại. Những người yêu văn chương không thể không biết Thu hứng, Đăng cao của Đỗ Phủ, Thu Tâm Dương của Bạch Cư Dị, Bài ca mùa thu của Véc-len, Thu của Bô-đơ-le, và gần hơn là thư trong thơ Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Lưu Trọng Lư, Huy Cận... Đủ tình, đủ điệu. Có điều thu trời đất thì vậy nhưng lòng người thì ai dễ giống ai và ai nói giùm cho ai được!
Xuân Diệu có cách rung động, cách diễn đạt không giống người xưa. Trong Thơ thơ, có mấy bài nói về mùa thu: Ỹ thu, Thơ duyên... và Đây mùa thu tới. Tuy có nét chung nhưng mỏi bài mang một vẻ đẹp riêng.
ở bài Đây mùa thu tới, sau khi miêu tả những cảm nhận của mình trước cảnh thu từ gần đến xa, từ hiện đến ẩn, tác giả đi vào tâm tư con người, từ con người ngoại giới đến con người bên trong. Tất cả đều nhằm biểu hiện nỗi buồn vừa man mác vừa thấm sâu, vừa mênh mông vừa tinh tế; trong cái thế chung của sự sống bên ngoài như nhạt phai, mất mát dần nhưng bên trong lại như chứa chất một sự vươn tới, một ước mong mơ hồ mà tha thiết.
Đã tạo thành sáo ngữ những lá vàng, hoa rụng, nhánh khô gầy khi các nhà thơ động đến mùa thu xưa nay. Xuân Diệu cũng lặp lại, không có gì mới mẻ. Mới chăng là ở cách diễn đạt và cách diễn đạt này lại do cách cảm nhận không giống ai của tác giả.
Rặng liễu đứng chịu tang, tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng là mới; mùa thu tới với áo mơ phai dệt lá vàng cũng mới. Ngày xưa báo thu tới là lá ngô rụng vàng một chiếc: Ngô đồng nhất diệp lạc - Thiên hạ cộng tri thu (Ngô đồng rụng một lá, thiên hạ biết thu sang). Xuân Diệu không trở lại với hình ảnh đã thành công thức ấy. Nhà thơ cũng không báo thu sang mà cứ mở ra bằng cảnh buồn nơi rặng liễu và sau đó như sực tỉnh nhận ra: mùa thu đã tới đây và lặp lại mùa thu tới như một sự bất ngờ mà quan trọng cần báo cho mọi người hay. Mùa thu đến như một con người khoác áo kết bàng lá vàng nhưng nhuốm màu mơ phai nhạt. Mùa thu ấy đã thành con người và tất cả những gì của mùa thu đều sống kiếp người - thu. Liễu buồn đã đành, hoa cũng rụng cành, sắc đỏ càu nhàu với màu xanh, gió cũng run rẩy và nhánh khô gầy trơ xương mỏng manh. Phong cách học bảo đó là nhân hóa. Không đơn giản như vậy. Nhà thơ đã cảm nhận mùa thu có "cuộc sống" như con người, như lòng người. Lòng thu, hồn thu cũng như chứa chất nỗi niềm gì bên trong mà biểu hiện ra bên ngoài thì toàn là tang, lệ, phai, vàng, úa, đỏ, rụng, rung, khô gầy, mỏng manh... Con người - thu ấy có chỗ nào trùng hợp với con người, tác giả không? Lòng tác giả và lòng thu có chỗ nào gần gũi không? Chưa đi ngay vào vấn đề này. Chỉ biết dùng cách nói như vậy về thu là kiểu riêng của nhà thơ, rất mới.
Sâu xa hơn và tinh vi hơn nhiều là sức cảm nhận của trái tim và trí tuệ nhà thơ. Đó là ở câu: Những luồng run rẩy rung rinh lá. Hoài Thanh nhận xét: "Trong cảnh mùa thu rất quen với thi nhân Việt Nam chỉ Xuân Diệu mới để ý đến: Những luồng run rẩy rung rinh lá”...". Chúng ta có thể nhớ tới chiếc lá rơi (Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo) của Nguyền Khuyến, hoặc chiếc lá rơi mà Tiêng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng của Trần Đăng Khoa. Các câu thơ ấy đều tả lá chứ không tả gió, nhưng ai không thấy gió trong đó đều rất nhẹ. Đây không có gió hiện ra, chỉ có luồng run rẩy làm rung rinh lá. Lặp bốn phụ âm R là một phụ âm rung mà nghe chẳng thấy dao động mạnh mẽ gì cả, trái lại chỉ rất khẽ, khẽ rung rinh mà run rẩy cũng khẽ, cái rùng mình nhè nhẹ của gió se sẽ chuyển qua lá và lá rung rinh - ai biết lá rung rinh vì gió hay vì lạnh? Mà cái luồng run rẩy kia cùng do đâu? Gió hay lạnh? Có lẽ do cảm quan nhà thơ chỉ thấy run rẩy và rung rinh chứ không phân biệt đó là luồng gió hay luồng lạnh, bởi cả hai đều là của mùa thu. Nhưng sự ngập ngừng mơ hồ chút ít như thế đúng là chỉ hiện ra với độ tinh vi của cảm quan thơ nhanh nhạy nhất của tác giả.
Độ tinh vi ấy là một bằng chứng: lòng tác giả đã thấm sâu vào lòng thu, sự thâm nhập không dừng ở bên ngoài mà đã đi xuyên vào bên trong. Đi vào nhưng thực là để đi ra, nói ra được điều kín sâu nhất của lòng mình. Cảnh thu đó là hồn thu, hồn thu đó là hồn nhà thơ. Chưa rõ vì lẽ gì nhưng vẫn đủ buồn, khóc, úa, rụng, run rẩy, khô gầy... Rất đau thương.
Từ liễu buồn, lá vàng, hoa rụng, sắc đỏ, lá xanh, nhánh khô gầy đã chuyển sang nàng trăng ngẩn ngơ, non xa nhạt sương mờ, bến đò vắng người sang, tầng không mây vẩn, chim chóc bay đi, khí trời u uất và thiếu nữ tựa cửa không rõ nghĩ gợi gì...
Cái cao đã thay vào cái thấp (trăng thay vườn), cái xa đổi cho cái gần (non xa đổi cho hoa vườn), cái hẹp cái nhỏ chuvển sang cái rộng lớn (rặng liễu, tóc buồn, đôi nhánh khô gầy, rung rinh lá chuyển sang non xa, sương mờ, từng không), Cái cụ thể nhòa thành cái mơ hồ, cái xác định tan trong cái vô định (chịu tang, buông lệ, rụng cành, sắc đỏ, màu xanh, run rẩy, rung rinh, khô gầy, mỏng manh là cụ thể, cố định, xác thực; còn ngẩn ngơ, nhạt sương mờ, luồn trong gió, chuyến đò vắng người sang,
chim bay đi, hận chia li, buồn không nói, nghĩ ngợi gì đều là mơ hồ, vô định, không bến bờ, phương hướng). Trên kia đang là cảnh vật trong không gian, đây đã thêm thời gian: thỉnh thoảng, khơi sự, đã nghe, đã vắng... mà thời gian cũng mơ hồ, dù có bắt đầu (khởi sự), có đã qua (đã nghe, đã vắng), và lặp đi lặp lại (thinh thoảng).
Bao nhiêu sự biến chuyển ấy đưa tới hiệu lực gì? Gần hoá xa, thấp thành cao, hẹp trở nên rộng, nhỏ biến ra to, mơ hồ, vô định thay cho cụ thể, xác định... không gian đã nới rộng ra đến không còn biết đâu là biên giới, thời gian có thuỷ mà chẳng có chung. Tất cả đều là từ bên ngoài đi vào bên trong, không gian, thời gian đều là tâm trạng của cảnh vật và tâm trạng người làm thơ, trên cái thế chung là nhạt dần, phai đi, mơ hồ đi, nghiêng đổ, mất mát một cái gì mà chính mình không biết.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ. Ngẩn ngơ như vừa mất một cái gì, mong một cái gì mà không tới, lơ lơ, lửng lửng, chưa thật buồn mà không còn vui. Lại là tự ngẩn ngơ. Vậy không có nguyên nhân bên ngoài mà cơ sự là bên trong, tự mình làm cho mình ngẩn ngơ. Đó là "tâm trạng" nàng trăng. Còn đây là của núi: Non xa khởi sự nhạt sương mờ, Núi cũng chẳng còn xanh biếc bình thường. Núi đã nhạt phai trong sương mờ, trở thành lạnh lẽo bên ngoài, còn bên trong ai biêt tình núi ra sao? Mà đây mới là khới sự, mới bắt đầu, còn kéo dài bao lâu, kéo dài tới đâu, ai hay được? Non xa đã trở nên một khối bí mật không sao hiểu nổi. Còn gió? Còn chuyến đò? Thì đây: đã nghe rét mướt luồn trong gió - đã vắng người sang những chuyến đò. Lạnh rồi. Những luồng run rẩy trên kia đã hiện ra là gió rồi. Và gió lạnh. Trăng ngẩn ngơ chưa phải là lạnh. Non nhạt sương mờ cũng chưa hản lạnh. Bây giờ là cả bầu thu quét trong gió, mênh mông và luồn vào, len vào, âm thầm, lặng lẽ cái lạnh của đất trời, không để ai biết ai hay, trừ nhà thơ biết lắng nghe và đã nghe được, bắt được cái hồn ấy của gió, cái tâm trạng của gió. Chính cái bầu trời mênh mông gió lạnh ấy đã khiến cho con đò thưa chuyến và người sang đò cũng ngại ngần mà vắng sang. Tâm trạng sâu kín của gió đã chuyển sang tâm trạng của con đò: gió thì lạnh, đò thì vắng khách sang sông.
Đất trời thu đã đầy những ngẩn ngơ, bí mật, những lạnh luồn sâu, những vắng bóng người, như vậy thì làm gì chim chóc chẳng bay di và khí trời không u uất những mối hận chia li? Ai chia li? Liễu chịu tang ai? Lệ rời tóc và tóc buông lệ. Hoa chia tay với cành, màu xanh chia tay với* lá, xương xóc đã thay thịt da. Trăng sáng trăng xa đã đi biệt. Non biếc cũng phai nhạt rồi. Giờ đã trở lạnh. Người đông đã bỏ bến đò. Chim đi. Mà tất cả, nào ai biết vì lẽ gì, chỉ thấy u và uất. Đến con người. Sang đò là con người ngoài đời, đang đi, đang hoạt động, còn thiếu nữ tựa cửa buồn không nói thì mới là con người suy tư, con người tâm trạng.
Thế là cả không gian và thời gian đều ăm ắp tâm trạng. Tâm trạng là một gam cảm giác và xúc cảm đi từ ngẩn ngơ đến chia li. Nhưng chẳng rõ nguyên nhân do đâu? Dường như chỉ tại mùa thu. Thu ngoại giới và thu trong lòng. Vậy ý tứ mà nhà thơ đặt vào hình ảnh: ít nhiều thiếu nữ buồn không nói ở cuối bài thơ, cuối chuỗi tâm trạng này là gì? Nếu đúng đây là mùa thu Huế thì phải chăng vì màu mắt của người con gái ////¿ cũng đầy thu trong đó? Dù sao tả mùa thu mà không có bóng dáng con người thì sao đủ? Phải có con người và hơn nữa, tâm trạng con người. Mà cảm thương với thu thì gì bằng lòng thiếu nữ\ Quả nhiên nhà thơ tính toán không lầm. Không những một cô mà nhiều cô đều cùng một điệu. Thì ra bao nỗi niềm thu ở liễu, ở hoa, ớ cành, ở trăng, ở non, ở tầng không, ở khí trời, ở đò, ở chim... đều dồn lại hiện ra đủ hết ở các cô: ít nhiều thiếu nữ buồn không nói - Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì? Tới đây mới thấy tất cả hồn thu đã đi vào hồn người. Thiếu nữ buồn nhưng không nói, chi tựa cửa nhìn xa y còn nghĩ ngợi gì chẳng ai hay biết. Cái im lặng thật kì diệu. Ngôn ngữ nghệ thuật có cái lại. Cần nói nhiều nhất, có khi đủ nhất, thấm nhất, người ta lại nhờ cái lặng câm. Cái im lặng của các cô lại nói năng nhiều biết bao! Tựa cửa là để nhìn ra mà cũng để đón vào. Nhìn ra và đón vào thì biết bao cảnh vật trước mắt, cái gần cái xa, cái thấp cái cao, cái rộng cái hẹp, cái cụ thể cái mơ hồ, cái xác định cái vô định, cái bên trong cái bên ngoài, cái ngoại giới cái tâm tư... Tất cả đều úa phai, rơi rụng, khô gầy, ngẩn ngơ, nhạt mờ,lạnh vắng, chia li, mà chẳng biết nguyên do gì, hầu như một thứ định mệnh. Nhận hết thấy vào lòng, các cô chỉ có buồn, chứ chẳng nói gì. Nói làm sao được? Bởi các cô tự dưng cũng thấy mình không khác gì trời đất, cũng chỉ thấy buồn mà nào có hiểu từ đâu!
Đó, cảnh thu và tình thu là như thế.
Thực ra, chìm sâu trong tâm trạng nhà thơ là một nỗi buồn mà biểu hiện là những ngẩn ngơ những chia li, những úa tàn, rụng rơi, mất mát như trên đã phân tích. Nó là một tâm trạng hiện thực, nó có mặt và thấm sâu vào trong xương tuỷ. Cả thế hệ có chút học vấn, nhất là những ai mon men đến với văn chương, đều thấy nó ngự trong tâm hồn mình, không biết tự bao giờ mà mình không hiểu nó từ đâu tới. Hoặc giả như người xưa đã nói: nó là mối xầu vạn cổ lâu bền như loài người, và hễ tài hoa bao nhiêu thì càng bị nó bám chặt bấy nhiêu.
Căn nguyên của mối sầu vạn cổ ấy chắc không ngoài niềm thương đối với bao bất hạnh trong xã hội bóc lột. Kẻ có tâm huyết không ai dửng dưng nên sinh ra sầu. Đối với thế hệ Xuân Diệu, trên mối sầu ấy còn chồng lên một nỗi buồn khác mà những kẻ không gặp được Cách mạng đều không nhận thức ra, đó là nỗi buồn mất nước lẩn vào trong xương thịt mà mình không hay, không biết; chỉ thấy nó hiện lên trong tâm hồn mình và thấm vào cảnh vật thiên nhiên một cách bất ngờ khiến mình tưởng đó là nổi buồn tự thân của thiên nhiên. Các cô thiếu nữ trong bài thơ chỉ buồn và ôm ấp mối buồn mà không nói ra được, và dù có nghĩ suy đi nữa cũng chưa dễ đã tìm ra nguyên nhân rất sâu của nó.
Bài thơ trên đây đâu chỉ thuần tuý tả cảnh. Nó mang tâm trạng tác giả nhưng tâm trạng ấy tiềm ẩn,
bàng bạc ở bên trong... ở một tầng tâm tư sâu kín hơn và mầu nhiệm hơn, cái tâm trạng đau buồn ấy có gốc rễ từ lòng yêu nước, từ thái độ bất mãn với xã hội trước mắt, từ một mong ước tốt đẹp về cuộc đời, nhưng cuộc đời đang bị thực dân phong kiến bao vây, vùi dập không thương tiếc.