Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày dêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức" (“Sóng” - Xuân Quỳnh)

Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một trong số những người xứng đáng được gọi là thi sĩ của tình yêu. Đúng vậy, Xuân Quỳnh, như mọi người đã biết, là nhà thơ của hạnh phúc đời thường cho nên thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn luôn luôn khao khát tình yêu, gắn bó hết mình với tình yêu. “Sóng” là một bài thơ tình đặc sắc như thế.

Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh là tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt, sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Đặc biệt là đoạn thơ:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm. không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Tình yêu vốn là một đề tài muôn thuở của thơ ca. Nhà thơ Xuân Diệu trước đó đã mượn hình tượng Biển để nói về tình yêu, còn thi sĩ Xuân Quỳnh đã mượn hình tượng Sóng để diễn tả cảm xúc yêu thương dào dạt, thiết tha sôi nổi, khao khát yêu đương của mình. Đoạn thơ ngắn gọn với sáu dòng nhưng diễn tả rất chân thành tâm trạng của người con gái đang yêu:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ dược”

Hình tượng Sóng đã được Xuân Quỳnh sử dụng rất độc đáo, Sóng là hình ảnh ẩn dụ của tâm trạng người con gái đang yêu và cũng là một kiểu đặc biệt của cái tôi trữ tình nhập vai. Có thể nói đó chính là sự tinh tế của những người đang yêu. Như Xuân Diệu đã từng băn khoăn:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu?”

Quả đúng như vậy, tình yêu là một hiện tượng tâm lí khác thường, đầy bí ẩn, không thể giải thích được bằng những lí lẽ thông thường. Và nỗi nhớ chính là một hiện tượng khác thường của tình yêu. Nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được thi sĩ Xuân Quỳnh diễn tả thật mãnh liệt. Một nỗi nhớ thường trực cả khi thức lẫn khi ngủ, bao trùm cả không gian và thời gian. Một nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô hạn. Nhịp thơ trong suốt bài thơ là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, hăm hở, náo nức nhất, mãnh liệt nhất cũng thể hiện trong đoạn thơ sau:

“Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ dược”

Như đã nói ở trên, hình- tượng sóng và em luôn song hành, bổ sung cho nhau, nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và nỗi nhớ cùng với lòng thủy chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương. Nỗi nhớ được diễn tả qua hình tượng con sóng nhớ bờ “ngày đêm không ngủ được” vẫn chưa đủ, vẫn chưa thỏa, lại được thể hiện một lần nữa qua nỗi nhớ trực tiếp của nhà thơ:

“Lòng em nhá đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Nỗi nhớ của sóng với bờ đến nỗi “ngày đêm không ngủ được” tưởng như không có nỗi nhớ nào da diết hơn, rạo rực hơn nhưng đến khi em thốt lên:

“Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức”

Thì nỗi nhớ quả thực đã tràn đầy lòng nữ thi sĩ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào trong cả giấc mơ. Những đòi hỏi khát khao yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị: sóng chỉ khao khát tới bờ cũng như em khát khao có anh và muốn được chiếm lĩnh anh. Đến đây, có thể khẳng định chắc chắn rằng: tình yêu của người con gái dành cho người con trai, của em dành cho anh vừa thiết tha, mãnh liệt, vừa trong sáng, giản dị, vừa thủy chung, duy nhất.

Như vậy, khép lại sáu dòng thơ ngăn gọn nữ thi sĩ Xuân Quỳnh đã thông qua hình tượng sóng và em nói lên thật chân thành, táo bạo, không hề giâu giếm cái khát vọng tình yêu sôi nổi mãnh liệt của mình, một tình yêu thủy chung và trọn vẹn.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.