Bàn về ô nhiềm môi trường ở nông thôn

Ngày qua ngày, người dân ở Việt Nam hiện nay đang phải chịu đựng sự ô nhiễm rất nặng nề từ không khí, nguồn nước, rác thải. Chỉ tính riêng TPHCM, có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư, trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và chỉ có 2/12 KCN trên địa bàn thành phố có hệ thống xử lý nước thải.. Đặc biệt là tình trạng nguồn nước ngầm dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu ngày càng bị ô nhiêm do lượng asen (thạch tín) vượt quá nồng độ cho phép. Như kết quả một khảo sát tại Hà Nội cho thấy, gần 70% mẫu nước ở tầng trên và 48% mẫu nước ở tầng dưới có nồng độ Asen cao trên mức cho phép của Việt Nam và quốc tế. Không chỉ người dân thành thị mắ nông thôn, người dân cũng phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm nước, hoá chất bảo vệ thực vật... Thuôc trừ sâu bị sứ dụng bừa bãi, các loại bao, túi đựng thuốc trừ sâu vựơng vãi bên bờ ruộng, cạnh đường làng ở nhiều nơi.

Theo kết quả điều tra vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam của Cục Y tế dự phòng, thì chỉ có 25% tỷ lệ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Tỷ lệ trường học, nhà trẻ, mẫu giáo có công trình vệ sinh và cấp nước dẹt tiêu chuẩn là 70%. vẫn tồn tại tập quán sử dụng phân người, gia súc để bón ruộng (30%) số hộ nông thôn Việt Nam., đây là những yếu tố nguy cơ cao gia tăng tình trạng ô nhiễm ở nông thôn. Tình trạng này đã kéo theo rất nhiều dịch bệnh và khiến cho cuộc sống của người dàn ớ nông thôn trở nên rất khó khăn.

PGS.TS Trịnh Quân Huân, Thứ trưởng Bộ Y tê cho biết, có tới 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này. Theo ông Trần Đắc Phu, Cục Y tế dự phòng, năm 2005, các bệnh truyền nhiễm gáy dịch hàng đầu tại Việt Nam có liên quan nhiều đến tình trạng nước sạch và vệ sinh môi trường như cúm, tiêu chảy, hội chứng lị sốt xuất huyết, quai bị, viêm gan virus, HIV. Tình trạng nhiễm giun rất phổ biến, chiếm khoảng 80% dân số. Còn Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Nguyễn Huy Nga thì cho rằng, trong 30 nãm qua tại Việt Nam đã có hơn 40 bệnh mới xuất hiện, mà nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường bị ô nhiễm. Trên thực tế, các bệnh đường hô hấp có liên quan đến ô nhiễm không khí có tỷ. lệ cao so với các nước trong khu vực. Theo điều tra của Cục Y tế dự phòng năm 2005, tỉ lệ người dân mắc bệnh viêm phổi là khoảng 415 người/100.000 dân, 309 người viêm họng và viêm amidal cấp, 305 người viêm phế quản và tiểu phế quản cấp.

Khảo sát của Viện YHLĐ và VSMT cho thấy, trẻ ở lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ rệt tới sức khoẻ như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật.

Theo các nhà khoa học, tiếp xúc với Asen với hàm lượng vượt chuẩn cho phép có thể gây tình trạng nhiễm độc Asen, có thể-gây ra các bệnh như ung thư da, ung thư nội tạng và một số bệnh tim mạch, có thể gây tử vong nếu nhiễm hàm lượng cao trong thời gian ngắn.   

Sức khoẻ của người dân bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường, từ rác thải do chính công việc lao động của họ, từ khói của các nhà máy và nhiều hơn cả là rác thái từ các khu công nghiệp lớn.

Một số nhà máy khi được di dời ra ngoại thành đã liên tục gây ó nhiễm cho người dân đây. Có thể kể đến công ty TNHH Sản xuất dây đồng Tiến Thịnh ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, thành phố HCM, không ai không khó chịu trước mùi hôi nồng nặc của các loại hóa chất nấu đồng phả ra từ nhà máy này. Gia đình anh N.V.T. đối diện với nhà máy cho hay, từ nhiều năm nay, nhiều người dân trong khu vực đã bán nhà, bán đất lại cho... chủ cơ sở để đi nơi khác lập nghiệp vì không chịu nổi mùi hôi này.

Tương tự, cơ sở ép dầu tại ấp 3, xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi trong quá trình sản xuất, tỏa mùi khó chịu ra môi trường xung quanh nhưng vẫn không thấy chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng nào nhắc nhở. Tại ấp Cây Đa, xã Tân Phú Trung, Củ Chi, có một cơ sở sản xuất muối iốt nằm ngay trên cánh đồng đang sản xuất nông nghiệp của xã. Khi nước ngầm trong khu vực sản xuất muối ngấm rộng ra vùng sản xuất lúa thì lúa chết hàng loạt. Mỗi lần như thế, đơn vị sản xuất muối chấp nhận đền bù cho dân nhưng vì hiện tượng này cứ lặp lại liên tục nên không ít gia đình đã hoang mang, bán vội nhà cửa cho cơ sở sản xuất muôi iốt này để đi nơi khác làm ăn, tránh nạn ô nhiễm. Xã Trung An, huyện Củ Chi cũng cùng cảnh ngộ. Trong những năm qua, hàng chục hộ nông dân quanh Công ty KuJin đã lao đao vì mạch nước ngầm tại đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Thế nhưng, điều đáng nói hơn cả là khi sự ô nhiễm này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của trẻ em dưới 5 tuổi. Các em mắc phải những căn bệnh như viêm phổi và tiêu chảy, gây tử vong rất cao, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước. Những trẻ em sông trong vùng đất có khu công nghiệp thường có chỉ số IQ thấp hơn các vùng khác do nước sinh hoạt, nước thải, không khí, bụi có hàm lượng kim loại nặng hơn nhiều lần cho phép. Tại các lưu vực sông ô nhiễm, trẻ em dễ có thể mắc các bệnh về đường ruột, điển hình là ở khu vực xã Hoàng Tây (Hà Nám)có 21% trẻ mắc bệnh tiêu chảy, 86% trẻ mắc bệnh giun đũa, 76% trẻ mắc bệnh giun tóc.

Cho dù đã có rất nhiều cuộc tuyên truyền giữ gìn môi trường xanh-sạch-đẹp nhưng cũng phải nhìn nhận một phần rằng thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh của người dân nông thôn cũng góp phẩn làm gia tăng tỉ lệ bệnh tật.

Theo kết quả điều tra mà Bộ Y tế vừa phối hợp với UNICEF thực hiện trên tám vùng sinh thái đại diện cho toàn quốc thì thói quen vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân các vùng nông thôn còn rất kém. Có tới 82% số hộ hộ gia đình, 88% số trường mẫu giáo, tiểu học, THCS, gần 63% số trạm y tế xã chưa có hoặc đang sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh. 88% số người dân vùng nông thôn chưa rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Ngoài ra, người dân còn dùng phân tươi để bón cho cây trồng. Đây là một nguồn lây lan bệnh tật rất nhanh, nhất là các bệnh đường tiêu hoá (tả, lỵ, thương hàn,, chân - tay - miệng, bệnh giun sán...)

Ô nhiễm môi trường đang trở thành một trong những vấn đề nhức nhôi nhất của Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng. Để giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, các loại bệnh mới, theo các chuyên gia, vấn đề báo vệ sự trong sạch của môi trường cần được thực hiện nghiêm túc. Có như thế, sức khoệ của người dân mới được bảo vệ tốt nhất, đảm báo sự phát triển thể chất, trí tuệ tốt nhất cho thế hệ trẻ Việt Nam. Thế nhưng trước khi nhà nước dựa ra những biện pháp để giải quyết và ngăn chăn thì những người dân sống trong vùng ô nhiễm nên tự có ý thức vệ sinh và bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của chính mình.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.