Phân tích hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (Phần trích giảng trong Văn 12, NXB Giáo dục, 1995)

GỢl Ý LÀM BÀI

Các ý chính:

1) Hình ảnh thiên nhiên được tái hiện trong không gian và thời gian.

- Không gian: Chiến khu Việt Bắc, căn cứ địa cách mạng.

- Thời gian: Mười lăm năm với các chặng đường lịch sử quan trọng: Kháng Nhật (1940), thành lập Mặt trận Việt Minh (1941) và kết thúc kháng chiến chống thực dân Pháp (1954).

2) Thiên nhiên gắn với một thời kháng chiến gian khổ nhưng đằm thắm tình người:

- "Mưa nguồn suối lũ những mày cùng mù".

- "Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son".

- "Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bẩy nhiêu".

3) Thiên nhiên thơ mộng, mang đậm màu sắc dân tộc:

- Thiên nhiên bốn mùa đẹp: "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi", "Ngày xuân mơ nở", "Ve kêu rừng phách đổ vàng", "Rừng thu trăng rọi hòa bình"...

- Thiên nhiên hư ảo, gợi nhớ gợi thương.

- "Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương"

- "Bản khói cùng sương".

- "Sớm khuya bếp lửa, người thương đi về"

4) Thiên nhiên cùng người đánh giặc và ghi dấu những chiến công:

- "Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây"

- "Sông Lô, phố Ràng".

"Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào".

5) Thiên nhiên gắn với con người, con người lao động cần cù và thủy chung cách mạng: Những người mẹ nắng cháy lưng "Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô", những cô gái "hái măng một mình", "Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"... mà "Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng".

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.