Trong thế giới AIDS, im lặng là chết

Biết kể gì về một cô gái 25 tuổi? Nàng xinh đẹp, thông minh, và nàng đã chết. Câu chuyện Love story làm rung động không biết bao nhiêu trái tim đã mở đầu như thế. Kể về cuộc đời của một con người là một việc làm khó khăn! Có những số phận may mắn hơn những số phận khác và có những niềm hạnh phúc và nỗi đau thương không dễ gọi tên. Tôi đã từng có cơ hội lắm việc trong một dự án Chăm sóc và hỗ trợ toàn diện cho trẻ em bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV. Hàng ngày chúng tôi đối mặt với những người phụ nữ trẻ tuổi nhiễm HIV và những đứa trẻ nhiễm bệnh từ mẹ, hay không nhiễm nhưng đang sống với những người mẹ có HIV. Mỗi người một số phận, có người đáng trách, có người đáng giận, có người chỉ đáng thương, và có những câu chuyện về những tâm hồn trong sáng rơi vào đau khổ làm rơi nước mắt. Tôi muốn tất cả chúng ta có cơ hội để cùng hiểu về họ, cảm thông, chia sẻ và mỗi chúng ta cũng sẽ hiểu thêm về một căn bệnh dễ dàng đến với chúng ta theo những con đường không ngờ tới! Bởi vì trong thế giới AIDS, im lặng là chết.

Sự phân biệt đối xử, kỳ thị và thái độ thờ ơ của cộng đồng lẫn chính phủ các quốc gia đang mang lại nhiều cái chết thương tâm không đáng có vì căn bệnh này. Nhắn nhủ với báo giới bên lề Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ mười lăm đang được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan nói: Nếu có điều chúng tôi đã học được qua hai thập kỷ AIDS hoành hành, thì đó là trong thế giới của AIDS, im lặng là chết... Là những người thuộc giới truyền thống, các bạn hãy dem căn bệnh này ra khỏi bổng tối, và hãy để mọi người nói về nó một cách cởi mở và có hiểu biết. Đốì với giới lãnh đạo các nước, Tổng Thư ký LHQ Kofi Annan nhấn mạnh cần nói về AIDS với quan điểm tự hào, không phải là điều đáng xấu hổ. Các nước nghèo cần nhận thức rõ thảm hoạ AIDS và công khai thông báo thực trạng lây nhiễm HIV/ADIS ở nước mình, từ đó có được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. Thực chất, đối với các nựớc nghèo, vấn đề lớn chưa hẳn là thiếu nguồn tài chính quốc tế hỗ trợ cho chương trình phòng tránh AIDS mà là thiếu các điều kiện cơ sở hạ tầng để thực hiện tốt các chương trình điều trị và phòng bệnh, hạ tầng về y tế, về kiến thức, kinh nghiệm giáo dục, truyền thống v.v... Còn ở các nước giàu, điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ cũng chưa đảm bảo thành công trong cuộc đấu tranh với AIDS, mà chính là cần sự quan tâm không phân biệt đôi xử với mọi tầng lớp, thành phần nhiễm bệnh. Đơn cử ngay tại nước Mỹ, xã hội vẫn tự hào về những giá trị nhân quyền và văn minh, tình trạng phân biệt chủng tộc và thái độ thờ ơ của giới lãnh đạo cũng gây ảnh hưởng đến cuộc chiến chông AIDS, vấn đề người Mỹ gốc Phi nhiễm HIV tại nước này đang ngày càng gia tăng khi có hơn 50% số người nhiễm HIV ở Mỹ là người da màu. Nhưng trong 5232 áp phích tuyên truyền và 445 bài phát biểu tậi Hội nghị Quốc tế lần thứ 15 về AIDS, trong đó có nhiều bài phát biểu của Mỹ, không có một dòng nào nhắc đến tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS của người Mỹ gốc Phi.

Đốì với cộng đồng xã hội, để tạo được bầu không khí cởi mở cho những bệnh nhân AIDS tự tâm sự và trao đổi, cũng như để mọi người dân có kiến thức phòng chống lây nhiễm, cần xoá bỏ những tư tưởng kỳ thị và phân biệt. Tổ chức Lao động Quốc tế mới đây kêu gọi mọi người lao động nên tự nguyện thử HIV, xem đầy là hoạt động thường kỳ. Một quan chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống AIDS cấp độ toàn cầu từng nhận định, nếu 90% sô người nhiễm HIV không biết mình nhiễm bệnh, coi như sự nghiệp chông HIV/AIDS đã thất bại, một hiện trạng đang xảy ra ngay tại các nước đang phát triển. Hội nghị về AIDS tại Thái Lan cũng đề cập đến vấn đề này và khuyến khích thử nghiệm HIV thường kỳ, áp dụng đối với các bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm y tế. Những người này nên được yêu cầu thử luôn cả virus HIV nhưng họ có thể từ chối nếu không muốn.

Hội nghị Quốc tế về AIDS lần thứ mười lăm đang được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, quy tụ hơn 17.000 đại bỉểu đến từ 160 nước trên thế giới. Theo mong đợi, Hội nghị sẽ kết thúc với nhiều cam kết quan trọng thúc đẩy hơn nữa công tác phòng chống AIDS hiện nay. Theo đánh giá của Tổng Thư ký LHQ Koki Annan, thảm hoạ AIDS không chỉ là vấn đề sức khoẻ mà đe doạ trực tiếp đến tiến trình phát triển của nhân loại. Nhưng kể từ hội nghị quốc tế cuối cùng về AIDS được tổ chức năm 2002 đến .nay, tốc độ hoành hành của dịch bệnh đã gia tăng chóng mặt khi có đến sáu triệu người thiệt mạng so với tổng số hai mươi triệu bệnh nhân đã chết vì AIDS kể từ khi phát hiện ca đầu tiên hồi năm 1981. Trên thế giới hiện có ba mươi tám triệu người nhiễm AIDS, riêng trong năm 2003 có đến gần năm triệu ca nhiễm mới. Căn bệnh cũng đang đe doạ ngày càng lớn đến phụ nữ và trẻ em khi có đến hơn một nửa số người nhiễm bệnh ở độ tuổi trưởng thành là phụ nữ, còn số trẻ em bị mồ côi vì mất cha, mẹ do AIDS đang ngày càng tăng. Trẻ em cũng khó có cơ hội được chữa trị AIDS do thiếu thuốc riêng thích hợp.

Trong số người nhiễm HIV/AIDS hiện nay, học sinh sinh viên chiếm tỷ lệ khá lớn. Đặc biệt, số học sinh, sinh viên sông xa nhà, trọ học hoặc ở trong các ký túc xá sa vào con đường tiêm chích ma tuý nhiều hơn cả. Đã có không ít học sinh, sinh viên nghiện hút phạm pháp để có tiền miua thuốc. Trầm trọng hơn, có em phát hiện mình nhiễm HIV đã tự vẫn.

Việc ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS hiện nay rất cần sự kiên trì, đồng tâm, đồng lòng của toàn xã hội, của mỗi gia đình, của từng thành viên. Các ngành chức năng cũng khó có thể giúp từng cá nhân, từng gia đình không chế HIV/AIDS. Mỗi bà mẹ, ông bố, mỗi thành viên của từng gìa đình hãy biết quan tâm, chăm sóc lẫn nhau, hãy chia sẻ và giúp cho lớp trẻ biết “nói không với ma tuý”.

Hiện nay, ở nhiều tỉnh, thành phố phong trào Bạn giúp bạn, Câu lạc bộ đồng đẳng thu hút rất đông những người tiêm chích ma tuý, những người nhiễm HIV/AIDS và gia đình vào sinh hoạt. Có thể nói, những mô hình này đang trở thành điểm tựa cho những người lầm lạc muốn có một cơ hội làm lại cuộc đời.

Tuy nhiên, ở Hà Nội mô hình này lại chưa được phổ biến. Nhiều nơi nắm rõ từng người nghiện hút, nhưng việc giúp họ hối cải thì chưa được bao nhiêu. Khi những người này phạm tội thì bắt đưa đi tập trung cải tạo. Hết thời hạn thả về. Về được một thời gian lại phạm tội, lại bắt, hết hạn lại thả... Cái vòng tròn cứ tiếp tục cho đên khi kẻ gây tội mắc bệnh và ra đi. Hiện nay việc quản lý người nghiện ma tuý có phạm tội vẫn đang là bài toán khó và biện pháp ngăn chặn mang tính quyết định vẫn là từ chính các gia đình.

Cuộc sống của những người bị nhiễm HIV/AIDS có lẽ sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều khi xã hội không còn những kì thị. Như nhóm Hoa Hướng Dương là một nhóm đã lập ra một diễn đàn kêu gọi sự ủng hộ và giúp đỡ những người chẳng may mang trong mình căn bệnh thế kỷ.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.