Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Cảm nhận của anh (chị) về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ trên

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ tình Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu của trái tim phụ nữ. Cùng với bài thơ Thuyền và Biển, bài thơ Sóng được coi là “hai bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung”.

2. Thân bài

a. Hình tượng sóng

* Hình ảnh ẩn dụ về tâm hồn người phụ nữ khi yêu

- Vì sao nhà thơ chọn hình tượng sóng để bộc lộ tâm trạng của người phụ nữ đang yêu?

- Cung bậc tình cảm được thể hiện như thế nào qua hình tượng sóng?

- Cái “tôi” trữ tình của nhà thơ có những suy nghĩ gì?

* Nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng

- Thể thơ

- Cách gieo vần (vần chân)

- Tiết tấu

- Sự liên hoàn về từ ngữ, hình ảnh

b. Tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua bài thơ

- Luôn tự ý thức

- Khát khao mãnh liệt

- Chân thành và táo bạo

- Yêu hết mình, quên mình

- Hướng tới vĩnh cửu

3. Kết bài

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa thao thức không yên, vừa bồi hồi khát vọng. Qua Sóng, người đọc càng thêm yêu quý trái tim nồng nàn, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.

B. BÀI LÀM

Trong thơ Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh được coi là nhà thơ nữ viết hay nhất về tình yêu. Đặc sắc của thơ tình Xuân Quỳnh là tiếng nói trực tiếp, chân thành và mãnh liệt bày tỏ những khát vọng tình yêu của trái tim phụ nữ. Cùng với bài thơ Thuyền và Biển, bài thơ Sóng được coi là “hai bài thơ tình thuộc loại hay nhất của Xuân Quỳnh nói riêng và thơ hiện đại Việt Nam nói chung” (Lưu Khánh Thơ).

Trong bài thơ có một hình tượng nghệ thuật xuyên suốt, tạo nên hình hài của tác phẩm. Hình tượng đó là sóng. Nhưng sóng cũng chính là trái tim Dữ dội và dịu êm của Xuân Quỳnh, vẻ đẹp của bài thớ hiện lên tư những phát hiện mới lạ của tác giả ở hình tượng sóng. Cùng với sóng, hình tượng em tạo thành cặp sóng đôi, gắn bó, quấn quýt suốt bài thơ. Trên cơ sở đó, nhà thơ bộc lộ mọi cung bậc tình cảm của mình về tình yêu.

Dầu tiên là tứ thơ. Điều phổ biến ở nhiều bài thơ trữ tình là thường dựa vào một cái cớ nào đó để mà cấu tứ. Chẳng hạn: Hôm qua tát nước đầu đình / Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen... Rồi: Sáng mát trong như sáng năm xưa / Gió thổi mùa thu hương cốm mới... Ngay ở một bài thơ trữ tmh chính trị như Việt Bắc, khi cấu tứ, Tố Hữu cùng tạo ra một cái cớ: Minh về mình có nhớ ta / Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng... Ở Sóng, cách cấu tứ hơi khác: Dữ dội và dịu êm / Ồn ào và lặng lẽ... Mới nhìn cứ tưởng không khác gì những cách cấu tứ kia. Song, thực ra, ngay từ ban đầu, cái cớ ấy đã là một sự ấn dụ. Bài thơ mượn hình tượng sóng để tạo tứ, mượn sóng để nói về trái tim con người. Các lớp sóng gối lên nhau, trùng trùng, điệp điệp là những lớp sóng trong trái tim người phụ nữ đang yêu. Và, hẳn nhiên, cuộc kiếm tìm, khám phá về sóng cũng chính là tự khám phá trái tim mình. Ta hãy xem người phụ nữ ấy tự khám phá như thế nào?

Sóng hiện lên trước hết là đối tượng cần nhận thức:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thể

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ.

Hóa ra, tính cách sóng thật phức tạp: Dữ dội và dịu êm, ôn ào và lặng lẽ. Cả hai nét tính cách ấy cùng tồn tại ở sóng, có khi mạnh mẽ đến cuồng nhiệt, nhưng lắm lúc sâu lắng, dịu dàng. Bản tính sóng lại thất thường. Đến đây thì không ai nghĩ là nhà thơ nói về sóng nữa mà đó là những cung bậc trong trái tim người con gái đang yêu. Tình yêu luôn có nhu cầu được chia sẻ, giãi bày. Xuân Quỳnh mượn sóng - một hình ảnh rất đẹp, tương xứng với tình yêu để thổ lộ nỗi niềm. Tinh cảm ấy chân thực và mãnh liệt. Nhưng dẫu quen thuộc, sóng vẫn hết sức lạ lùng, chưa dễ gì lí giải. Trước trạng thái mâu thuẫn ấy, sóng tự nhận thức:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể.

Nổi trăn trở, khao khát tự khám phá trái tim người phụ nữ đã thổi hổn người vào sóng. Đến lúc tâm trạng dâng trào như những lớp sóng ùa vỡ, trái tim ấy không còn kiềm giữ được nữa. Vì thế, sang khổ thứ hai, tứ thơ chuyển từ sóng sang người, có phần đột ngột nhưng cũng hợp lí, dễ hiểu: Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế / Nỗi khát vọng tình yêu / Bồi hồi trong ngực trẻ. Nhà thơ giãi bày nỗi trăn trở nhưng là giãi bày để mà khẳng định: Tinh yêu, từ ngày xưa đến ngày sau, muôn đời vẫn thế!

Mượn sóng để nói về tình yêu, không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh. Ca dao, dân ca và nhiều nhà thơ hiện đại đã từng có những liên tưởng thú vị. Có điều, “nét riêng Xuân Quỳnh là tạo ra con sóng mãnh liệt mà đầy nữ tính, giàu trạng thái: có cái bồi hồi rất trẻ trung, có cái dữ dội tương xứng với tình yêu, nhưng còn có cái dịu dàng sâu lắng rất con gái. Xuân Quỳnh xoay trở ngọn sóng yêu đầy âu lo để cảm nhận nó trên nhiều chiều đối lập. Đó là cách cảm nhận nồng nàn mà có chiều sâu, trên cả hai bề mặt cảm xúc và nhận thức” (Nguyễn Quang Trung).

Tiếp tục khai thác hình tượng sóng từ cách cấu tứ của riêng mình, những khổ thơ tiếp theo (khổ 3 đến khổ 7), Xuân Quỳnh đẩy phát triển của bài thơ thêm một bậc nữa: từ sóng gợi lên bao nhiêu điều suy tư về cuộc đời, về con người. Nếu ở trên mới chỉ Sóng không hiểu nổi mình thì đến đây là hàng loạt câu hỏi khác: Sóng bắt đầu từ gió / Gió bắt đẩu từ đâu / Em cũng không biết nữa / Khi nào ta yêu nhau. Đành rằng Làm sao cắt nghĩa dược tình yêu (Xuân Diệu) nhưng người đời vẫn khát khao tìm kiếm, cắt nghĩa. Bài thơ của Xuân Quỳnh không đơn thuần là giãi bày nỗi lòng khi yêu. Nhu cầu tự nhận thức, nhận thức đến tận cùng khiến bài thơ có chất sâu lắng. Và, quả đúng vậy, tình yêu đâu chỉ là tình yêu, đó là thứ tình cảm mà mỗi khi giãi bày nó đồng thời bộc lộ bản chất con người. Bởi vậy, từ xưa đến nay, đây là thứ tình cảm phức tạp nhất, kì diệu nhất của con người và không ai có thể nói là mình đã hiểu hết.

Hỏi để cuối cùng một câu nói buột ra: Em cũng không biết nữa. Có người nói cái hay của bài thơ chính là hỏi nhưng không trả lời được, vì bản chất tình yêu là không thể cắt nghĩa. Thực ra, Em củng không biết nữa là một sự khẳng định, một khẳng định theo kiểu của phụ nữ: không biết mà vẫn biết đấy. Vả lại, tình yêu đã vốn có từ rất lâu rồi. Chúng ta từng chấp nhận những câu thơ lãng mạn, đại loại: Tôi yêu em từ khi chưa có tuổi... thì làm sao không thể không chấp nhận, không thể hiểu được cách nói của một nhà thơ nữ?

Tâm trạng người phụ nữ đang yêu tiếp tục bộc lộ với cung bậc mới:

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương.

Tình yêu luôn gắn liền với nỗi nhớ. Những câu thơ ở đây có một cặp hình tượng sóng đôi: sóng vỗ vào bờ cả ngày đêm, em nhớ anh cả lúc thức lẫn ngủ. Cặp hình tượng này song hành nhửng cộng hưởng đều nhằm diễn tả nỗi nhớ sâu sắc hơn. Tinh yêu đích thực dường như không có giới hạn về cả không gian lần thời gian. Nỗi nhớ bao trùm lên tất cả. Chỉ có trái tim yêu hết mình mới có được cung bậc như thế. So với nhiều cách thể hiện tình cảm của người phụ nữ đang yêu trước đó trong thơ Việt Nam, đây là lối bộc lộ có phần táo bạo. Khi đối diện với chính mình, không chút ngại ngần, trái tim yêu ấy đã tự hát và đã hát một cách thành thật. Song, dù mạnh mẽ và táo bạo đến đâu, đấy vẫn là lời tự hát của một trái tim phụ nữ Việt Nam: khát vọng gắn bó thủy chung.

Những khổ thơ cuối của bài, Xuân Quỳnh dồn hết vào việc thể hiện khát vọng đó. Và, ở đây, cũng vẫn là sóng mới đủ sức thể hiện khát vọng lớn lao trong tim người phụ nữ:

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

Một lần nữa, Xuân Quỳnh thể hiện được sự thức tỉnh ở tâm hồn người phụ nữ khi yêu. Con sóng nào chẳng mong đến bờ? Trái tim yêu nào không thiết tha một sự gắn bó? Cuộc đời thật khó nói trước. Xuân Quỳnh và có lẽ rất nhiều người phụ nữ Việt Nam khác, khi yêu mãnh liệt vẫn có lúc thấp thỏm, âu lo. Song, dù dự cảm có muôn vời cách trở, trái tim yêu cũng không hể đắn đo. Nói đây là niềm tin bồng bột, dễ dăi chắc là không đúng. Tình yêu chân chính, nhất là với phụ nữ Việt Nam, luôn đồng nghĩa với sự hiến dâng.

Sóng là bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh. Đó là tiếng lòng vừa dữ dội vừa dịu êm, vừa thao thức không yên, vừa bồi hồi khát vọng. Nhà thơ đã khéo chọn sóng, một hình tượng giàu sức biểu cảm, để thể hiện tình yêu như là một giá trị văn hóa lớn của con người. Qua Sóng, người đọc càng thêm yêu quý trái tim nồng nàn, đôn hậu của người phụ nữ Việt Nam.

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.