Bình giảng đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng cầm: "Em ơi buồn làm chi... Sao xót xa như rụng bàn tay"

A. DÀN BÀI

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hoàng Cầm và bài thơ Bên kia sông Đuống.

2. Thân bài

a. Đoạn 1: (3 câu đầu)

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống

Ngày xưạ cát trắng phảng lì.

- Đại từ nhân xưng “em” ở đây chỉ là một thủ pháp trữ tình.

- “Anh đưa em về bên kia sông Đuống” là một mơ ước, khát khao, hoài vọng của thuở còn thanh bình, êm đẹp chưa có bóng dáng hung bạo của quân cướp nước chà đạp, giày xéo. Nơi ấy, ngày xưa, dọc bờ sông ucát trắng phẳng lì”.

b. Đoạn 2 (3 câu tiếp theo)

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

- Từ “lâ'p lánh” được nhà thơ dùng urất đắt”. Chính từ ngữ này đã làm cho câu thơ vừa chất chứa vẻ đẹp của nghệ thuật điện ảnh, hội họa, điêu khắc, vừa thấm đẫm sắc màu mỹ học.

- Câu thơ "Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” bằng nghệ thuật nhân hóa tu từ và đổi trật tự cú pháp, thi nhân đã làm cho con sông bỗng trở thành một con người sống động, có linh hồn, mang nặng bầu tâm trạng lo âu lẫn tự hào.

c. Đoạn 3 (4 câu thơ còn lại)

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

- “Bãi mía, bờ dâu” kết hợp với từ láy “xanh xanh”, “ngô khoai’' kết hợp với từ láy “biêng biếc” gợi lên sự trù phú, mượt mà, màu mỡ, tươi tốt của cây cối, đất đai và sự bát ngát của không gian.

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

+ Điệp từ “sao” như xoáy sâu vào tâm trạng ngỡ ngàng, bất ổn, tiếc nuối của nhà thơ.

+ Nghệ thuật so sánh tu từ mô hình A như B: “Sao xót xa như rụng bàn tay” đã làm cho nồi đau có một hình khối như một bộ phận cơ thể bị rụng lìa. Cụm từ “rụng bàn tay” gây ấn tượng rất mạnh. Cái đau tinh thần trở thành nỗi đau cơ thể có thể cảm nhận được.

d. Đánh giá

- Về nội dung

Mười câu thơ đầu tiên của bài thơ là bức tranh toàn cảnh bên kia sông Đuống được ghi lại trong cảm xúc và tâm trạng yêu thương sâu nặng lẫn quằn quại, đau đớn, căm hận của nhà thơ Hoàng Cầm.

- Về nghệ thuật

Nhờ phối hợp điêu luyện các biện pháp tu từ trong tiếng Việt cũng như các nghệ thuật tài hoa khác đã làm cho đoạn thơ có sức truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ.

3. Kết bài

Đoạn thơ được trích dẫn trên đạt đến sự thành công trọn vẹn cả về nội dung lẫn nghệ thuật, về nội dung, 10 câu thơ đầu tiên của bài thơ là bức tranh toàn cảnh bên kia sông Đuống được ghi lại trong cảm xúc và tâm trạng yêu thương sâu nặng lẫn quằn quại đau đớn, căm hận của nhà thơ Hoàng Cầm.

B. BÀI LÀM

Hoàng Cầm là một người nghệ sĩ tài hoa quê ở làng Lạc Thổ, tỉnh Bắc Ninh - quê hương của “tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Từ thuở ấu thơ, ông sống trong môi trường thấm đẫm không khí dân ca - đặc biệt là dân ca quan họ. Ông sớm nảy nở tài thơ và khiếu ngâm thơ. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông đã xuất bản một số tập thơ, kịch thơ và tác phẩm dịch từ tiếng Pháp. Ông hăng hái gia nhập Thanh niên cứu quốc từ năm 1944, tham gia cướp chính quyền năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông hăng hái hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến. Ông tham gia quân đội 1947 đến nàm 1955, từng làm Đoàn trưởng Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị và ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam. Ông đã gửi đến những người đam mê nghệ thuật nhiều tác phẩm có giá trị như: kịch thơ Kiều Loan (1942), kịch thơ Hận Nam Quan ( 1944), kịch thơ Lên Đường (1944), tập thơ Quê hương (1955), trường ca Tiếng hát quan họ (1956), kịch thơ Tiếng hát Trương Chi (1957), truyện thơ Men đá vàng (1989), các tập thơ Mưa Thuận Thành (1991), về Kinh Bắc (1994) và tập Văn xuôi Hoàng Cầm (1999). Chỉ xét riêng ở lĩnh vực sáng tác thi ca, hồn thơ ông rộng mở, gắn bó với con người và quê hương, đất nước, chất tài hoa cùng truyền thống văn hóa của quê hương Kinh Bắc đã đi vào thơ ông thắm thiết. Trong số nhiều thi phẩm của ông, Bên kia sông Đuống là bài thơ thành công và đặc sắc về đề tài quê hương. Vào một đêm tháng 4/1948, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc đánh phá quê hương mình, ông xúc động và ngay đêm ấy ông đã viết bài thơ này. Ông tâm sự:

“Tôi đang ở trong trạng thái bồn chồn, thao thức, tâm tư rối bời sau khỉ nghe báo cáo về quê hương mình bị giặc kéo lên tàn phá, giết chóc, tôi chưa định viết gi, lúc quá nửa đêm vắng lặng, bỗng văng vẳng bên tai ba câu:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì.

Tôi chộp lấy ghi ngay và cứ thế cảm xúc trào ra một mạch dài, viết rất nhanh sợ không theo kịp những thanh âm, làn điệu đang cuồn cuộn dâng lên trong lòng mình. Cho đến gần sáng thì xong bài thơ, một trong những bài được các bạn già trẻ, nam nữ yêu mến đã gần nửa thế kỉ (trích phần Vĩ thanh của tập thơ về Kinh Bắc in năm 1944, tr.159). Bài thơ được đăng lần đầu tiên trên báo Cứu quốc tháng 6/1948. Nó được phổ biến nhanh chóng từ Việt Bắc tới khu III, IV, vào miền Nam và ra tận Côn Đảo. Bản thảo gốc của bài thơ không còn nữa. Vì thế có nhiều dị bản và không có bản nào hoàn toàn đúng với bản gốc. Tất cả đều dựa theo trí nhớ “mang máng” của tác giả như chính ông đã thú nhận và trí nhớ của những soạn giả hay biên tập báo. Trong SGK Văn học 12, tập 1, văn bản Bên kia sông Đuông được chỉnh lí lại dựa trên sự đối chiếu nhiều văn bản khác nhau và trí nhớ được khôi phục đầy đủ hơn của nhà thơ. Văn bản này được Hoàng Cầm xác nhận là gần với bản gốc lưu hơn cả.

Đây là 10 câu đầu tuyệt phẩm ấy:

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi di

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Trước khi thưởng thức đoạn thơ, chúng ta hãy tìm hiểu vài nét về lai lịch con sông Đuống. Sông Đuống còn gọi là sông Thiên Đức, là một nhánh của sông Hồng nối với sông Thái Bình, chia tỉnh Bắc Ninh ra lam hai phần: nam (hữu ngạn) và bắc (tả ngạn). Quê hương, gia đình Hoàng Cầm ở nam phần tỉnh Bắc Ninh, ngang bên bờ sông Đuống. Khi giặc Pháp chiếm nam phần Bắc Ninh thì Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc.

Bài thơ dài 134 câu được phân chia làm hai phần lớn. Phần một nói về quê hương nhà thơ bên kia sông Đuống bị giặc giày xéo. Phần hai là cảnh bộ đội trở về cùng nhân dân đánh giặc giải phóng quê hương

Mười dòng đầu tiên trên đây thuộc phần một và được chia làm ba đoạn.

Đoạn 1 (3 câu đầu):

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về bên kia sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì.

Đó là âm vang huyền thoại, vang lên từ tiêng gọi da diết, như một lời an ủi thân tình. Đại từ nhân xưng “em” ở đây có thể thật nhưrg cũng có thể là đại từ phiếm chỉ. “Em” là ai? Là một cô gái đồng hương Kinh Bắc, ở bên kia sông Đuống. Em chỉ là một thủ pháp trữ tình: nhà thơ cần có một đối tượng đồng cảm để bày tỏ, thổ lộ tâm tình đang xúc động, đang ứa máu nơi hồng trái tim mình. “Anh đưa em về bên kia sông Đuống” là một mơ ước, khát khao, hoài vọng của thưở còn thanh bình, êm đẹp chưa có bóng dáng hung bạo của quân cướp nước chà đạp, giày xéo. Nơi ấỵ, ngày xưa, dọc bờ sông “cát trắng phẳng lì”. Ôi! Ngày xưa..

Có thể nói, chỉ ba câu thơ mà cái hồn của sông Đuống, cái tình của con người hiện lên thật ngân rung, tha thiết, mênh mang.

Đoạn 2 (3 câu tiếp theo), nhà thơ ngợi ca vẻ đẹp của dòng sông Đuống:

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì.

Câu thơ lẽ ra đủ tám chữ nhưng được nhà thơ ngắt thành hai dòng, mỗi dòng bốn chữ để tô đậm vẻ đẹp hiền hòa, bất tận và bất diệt trong không gian và thời gian của dòng sông Đuống. Từ “lấp lánh” được nhà thơ dùng "rất đắt”. “Lấp lánh” là có ánh sáng phản chiếu tựa như sao sáng trên trời, không liên tục nhưng đều đặn, vẻ sinh động. Chính từ ngữ này đã làm cho câu thơ vừa chất chứa vẻ đẹp của nghệ thuật điện ảnh, hội họa,

điêu khắc vừa thấm đẫm sắc màu mỹ học. Đến đây nhà thơ lại thổi vào con sông Đuống một tư thế trữ tình, một vẻ đẹp gợi cảm cả trên phương diện cả về địa lí lẫn lịch sử: “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì” nghệ thuật nhân hóa tu từ và đổi trật tự cú pháp đã làm cho con sông trở thành một con người sống động, mang nặng bầu tâm trạng cả lo âu lẫn tự hào. Nó là một dòng sòng tâm tưởng, khơi gợi nơi đáy sâu hun hút tâm hồn con người những cảm xúc bâng khuâng.

Đoạn 3 (4 câu thơ còn lại) là nỗi niềm quặn thắt, xót xa, căm hận của nhà thơ khi quê hương Kinh Bắc giàu đẹp đang chịu cảnh tang tóc, chia lìa:

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

“Bãi mía bờ dâu” kết hợp với từ láy “xanh xanh”, “ngô khoai” kết hợp với từ láy “biêng biếc” gợi lên sự trù phú, mượt mà, màu mỡ, tươi tốt của cây cối, đất đai và sự bát ngát của không gian. Vậy nên, hai câu thơ vừa có sức gợi hình, vừa có sức gợi cảm sâu xa. Bởi quê hương tươi đẹp, bởi tình yêu quê hương tha thiết nên nhà thơ càng đau đớn, căm hận khi bao vẻ đẹp thi vị ngày xưa không còn nữa:

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay.

Hai câu thơ chất chứa nỗi hoài niệm rưng rưng của nhà thơ. Điệp từ “sao” như xoáy sâu vào tâm trạng ngờ ngàng, bất ổn, tiếc nuối của nhà thơ. Nghệ thuật so sánh tu từ mô hình A như B: “Sao xót xa như rụng bàn tay" đã làm cho nỗi đau có hình khối như một bộ phận cơ thể bị rụng lìa. Cũng như nỗi đau của nhà thơ Giang Nam: “Đau xé lòng anh, chết nửa con người”. Cụm từ “rụng bàn tay” gây ấn tượng rất mạnh. Cái đau tinh thần trở thành nỗi đau cơ thể có thể cảm nhận được. Quê hương trở thành máu thịt, thành một phần của cơ thể quý báo của con người. Giặc chiếm quê hương của nhà thơ cũng chính là cầm dao, cầm mác chém vào thịt xương của nhà thơ. Phải là người trong cuộc mới có nỗi đau như vậy và nồi đau ấy đã khép lại đoạn mở đầu để mở ra những nỗi đau cụ thể trong các đoạn thơ kế tiếp. Nó là xuất phát điểm, là sự bùng nổ của cảm hứng về quê hương Kinh Bắc tuôn chảy lai láng, mông mênh trong suốt bài thơ dài này.

Tóm lại, đoạn thơ được trích dẫn trên thành công trọn vẹn cả về nội dung lẫn nghệ thuật, về nội dung, 10 câu thơ đầu tiên của bài thơ là bức tranh toàn cảnh bên kia sông Đuống được ghi lại trong cảm xúc và tâm trạng yêu thương sậu nặng lẫn quằn quại đau đớn, căm hận của nhà thơ Hoàng Cầm. Về nghệ thuật: nhờ phối hợp điêu luyện các biện pháp tu từ trong tiếng Việt cũng như các nghệ thuật tài hoa khác đã làm cho đoạn thơ có sức truyền cảm mạnh mẽ.’

BÀI CÙNG NHÓM
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.